Giá trị lớn từ“Tù nhân Côn Đảo 1940- 1945”

Ngày 14/4, quyển sách tư liệu Tù nhân Côn Đảo 1940-1945 đã được Ban liên lạc cựu tù chính trị và tù binh TP.HCM tổ chức lễ trao tặng cho Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM và đại diện các cơ quan văn hóa, dân vận thuộc Thành ủy TP.HCM.
Ngày 14/4, quyển sách tư liệu Tù nhân Côn Đảo 1940-1945 đã được Ban liên lạc cựu tù chính trị và tù binh TP.HCM tổ chức lễ trao tặng cho Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM và đại diện các cơ quan văn hóa, dân vận thuộc Thành ủy TP.HCM.
cd

Ông Bùi Văn Tỏan, người biên sọan quyển sách cũng là tác giả của nhiều sách tư liệu về Côn Đảo như: Ác liệt Côn Đảo, Côn Đảo 6.694 ngày đêm, Những tờ báo của tù nhân Côn Đảo,Những bức tranh Côn Đảo, Huyền thoại Côn Đảo.
Tù nhân Côn Đảo 1940-1945 gồm 3 tập, hai tập sau đang được tác giả tiếp tục thực hiện. Quyển sách tư liệu dày 1200 trang, khổ giấy A4, gồm thông tin của 2.624 cựu  chính trị Côn Đảo thời gian 1940-1945.
 Theo ông Tỏan, để thực hiện được quyển sách, ông đã phải dày công tìm hiểu và tham khảo rất nhiều tư liệu, hồ sơ về tù nhân Côn Đảo, kể cả những hồ sơ đã thất lạc, tìm ra những người tù chính trị trong 60 chuyến tàu đày ra Côn Đảo giai đọan ác liệt trên.
cd
Ông Tỏan cũng cho biết, ông sẽ đem cuốn sách này tặng cho các địa phương, nhằm giúp địa phương bổ sung thông tin về những người con anh dũng của địa phương đã bị địch bắt và tù đày ở “địa ngục trần gian” Côn Đảo. Ngòai ra, quyển sách còn giúp thân nhân những người tù chính trị ở Côn Đảo được xoa dịu nỗi đau của họ, để họ được quyền tự hào về người thân của mình, mà trước giờ bị thất lạc thông tin...

Trong quá trình tìm hiểu để thực hiện quyển sách, tác giả cũng đã có hai phát hiện mới, đó là nhà tù ở Phi Châu mà địch thường lưu đày tù nhân Côn Đảo, trước giờ chưa được biết đến, và nhà tù Quảng Yên ở thị xã Quảng Yên, cuối thề kỉ 19 đã được Pháp dùng làm nơi đày tù nhân Nam Bộ ra làm phu mỏ, số này lần lượt chết vì tù đày. Đây chính là lớp phu mỏ đầu tiên của Việt Nam.

Những tư liệu trên được đánh giá là có giá trị lớn, giúp các nhà sử học trong việc đánh giá phong trào cách mạng trong từng giai đọan, từng địa bàn.
N.M

Đọc thêm