Giấc mơ đã thành

Gia đình ông Phạm Hương (trú tổ 116, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) ở trong ngôi nhà tầng khang trang hướng ra 2 mặt tiền đường lớn tại Khu tái định cư Hòa Minh 2. Nhờ vị trí thuận lợi đó, ông Hương phát huy rất hiệu quả hoạt động kinh doanh như cho thuê bàn ghế, dựng rạp đám cưới. Ông Hương không giấu giếm: “Đô thị phát triển, việc kinh doanh của gia đình khá thuận lợi. Tính ra, mỗi tháng thu nhập trên dưới chục triệu đồng, gấp hàng chục lần so hồi chưa giải tỏa”.

Từ nông dân thành thị dân

Gia đình ông Phạm Hương (trú tổ 116, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) ở trong ngôi nhà tầng khang trang hướng ra 2 mặt tiền đường lớn tại Khu tái định cư Hòa Minh 2. Nhờ vị trí thuận lợi đó, ông Hương phát huy rất hiệu quả hoạt động kinh doanh như cho thuê bàn ghế, dựng rạp đám cưới. Ông Hương không giấu giếm: “Đô thị phát triển, việc kinh doanh của gia đình khá thuận lợi. Tính ra, mỗi tháng thu nhập trên dưới chục triệu đồng, gấp hàng chục lần so hồi chưa giải tỏa”.

Trước đây, vùng này là xóm Bắc Ninh, có hơn 60 hộ. Đời sống nhà ai cũng trông chờ vào mấy thửa ruộng phía dưới bàu Sấu, thu nhập chẳng đáng là bao. Từ quốc lộ 1A vào đến đây phải lội qua mấy nổng cát, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, chắp vá... Còn hiện nay, xóm nghèo Bắc Ninh chỉ còn trong ký ức, thay vào đó là khu đô thị khang trang. Giải tỏa, tái định cư là cơ hội đổi đời cho biết bao gia đình. “Thực ra, giai đoạn đầu mới tái định cư, một số hộ khó khăn về việc làm và thu nhập. Song, không lâu sau, ai cũng tự kiếm cho mình một nghề để mưu sinh. Nhà mở quán bán hàng ăn uống, nhà mở cơ sở gia công cơ khí, người kinh doanh tạp hóa... Riêng gia đình tôi, nghề cho thuê bát đĩa, bàn ghế và dựng rạp có từ hồi chưa giải tỏa. Nhưng hồi đó ế ẩm, chẳng mấy ai thuê. Âu cũng vì đời sống còn quá khó khăn. Thời gian gần đây, ngày nào cũng tất bật”, ông Hương chia sẻ.

“Không giải tỏa, tái định cư, có nằm mơ, hộ nghèo như chúng tôi lo đủ ăn đã là may lắm, nói chi chuyện xây nhà tầng mặt phố. Hạnh phúc hơn, chúng tôi bây giờ từ nông dân trở thành thị dân cư ngụ giữa phố xá đông đúc, cơ sở hạ tầng hoàn thiện”, chị Phạm Thị Sớt (trú tổ 116, phường Hòa Minh) bộc bạch. Nhớ lại giai đoạn chưa giải tỏa, chị kể: Dạo đó, xóm Bắc Ninh đất đai rộng chỉ toàn cát. Sau khi ra ở riêng, vợ chồng chị Sớt xin phường cấp lô đất giữa bãi đất trống, dựng nhà tạm để ở. Tất bật lo chạy ăn từng bữa, chị đâu dám nghĩ tới chuyện xây nhà. Thế rồi năm 2002, khu tái định cư Hòa Minh 2 triển khai, nhà chị giải tỏa và được cấp lô đất đường 5,5m tái định cư, tiền đất 45 triệu đồng được thành phố cho nợ dài hạn. Từ cơ hội đó, vợ chồng chị đã vượt lên, không chỉ xây nhà mới khang trang mà còn đầu tư kinh doanh vật liệu xây dựng khá phát đạt, nay đã mua được ô-tô tải.

Chuyển đổi nghề phù hợp

Ở khu tái định cư Hòa Minh 2, nói đến ông Nguyễn Văn Vạn ở tổ 113 thì ai cũng biết bởi người cựu quân nhân này đã đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương nhờ sự táo bạo và có kế hoạch trong làm ăn. Sau khi giải tỏa ngôi nhà sát hồ ở Công viên 29-3 thuộc phường Thạc Gián, năm 2003, ông được bố trí tái định cư ở Hòa Minh 2. Sau khi ổn định nơi ăn chốn ở, ông mạnh dạn đầu tư nuôi cá cảnh. Thời kỳ cao điểm, trong nhà ông có tới 40-50 bể loại lớn chuyên sản xuất cá La Hán giống. Đáng tiếc, hoạt động nuôi cá cảnh, nhất là cá La Hán vốn rất được ưa chuộng, bỗng dưng rớt xuống nhanh chóng như “quả bóng xì hơi”. Ông Vạn đành chuyển sang kinh doanh dịch vụ ăn uống và phất lên nhờ nghề mới này. Chiều nào quán nhà ông cũng đông khách.

Ông Vạn chia sẻ: “Người ta cứ nghĩ ở khu tái định cư không biết làm gì để sinh sống. Nhưng thực tế cho dù ở trung tâm phố thị, nếu không năng động và chịu khó làm ăn cũng sẽ nghèo đói. Vấn đề quan trọng là phải mở ra nghề phù hợp cho mình. Sau khi nuôi cá cảnh thất bại, tôi đã nhanh chóng chuyển đổi sang nghề khác. Và nghề này mang lại cho tôi thu nhập cao, ổn định”.

Khu tái định cư Hòa Minh 2 hiện có 5 tổ dân phố với hơn 300 hộ dân. Đời sống của họ đều khá giả hơn ngày chưa giải tỏa. Không những thế, phong trào xây dựng tổ dân phố, tộc họ không có người vi phạm pháp luật, không tệ nạn xã hội được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Ông Phạm Hương - tổ trưởng tổ 116 và ông Trương Văn Dũng - tổ trưởng tổ 113 đều cho rằng, điều phấn khởi nhất là bà con rất đoàn kết, thân ái, luôn giúp đỡ lẫn nhau. Khó khăn chưa phải đã hết nhưng ai nấy đều tham gia rất tích cực các phong trào của tổ và phường.

Trước đây, Hòa Minh là một xã nghèo của huyện Hòa Vang, nay phường Hòa Minh (thuộc quận Liên Chiểu) đã khác xa. Trên phạm vi 7,9km2, hàng chục dự án đã và đang được triển khai. Hòa Minh hiện có 94 tổ dân phố với 8.807 hộ, 35.214 nhân khẩu, 6 khu tái định cư mới đã hình thành thay thế cho các xóm nghèo cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu. Ông Nguyễn Văn Cường - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND phường - cho biết, việc ra đời các khu tái định cư đánh dấu bước tiến vượt bậc trong xây dựng không gian đô thị tại địa phương. Các khu tái định cư này không chỉ có cơ sở hạ tầng hoàn thiện mà đời sống của người dân cũng sung túc, văn minh hơn. Tương lai không xa, 100% khu vực ở Hòa Minh sẽ là những khu đô thị kiểu mẫu.

Đà Nẵng với những điều “Không giống ai”

Từ thành phố “5 không”, “3 có” đến xứ sở những ông chồng không đánh vợ, đó có thể coi là những điều tạo nên sự khác biệt của Đà Nẵng trong quá trình phát triển. Chúng ta đã và đang quyết tâm biến cái “hổng giống ai” thành sản-phẩm-văn-hóa “made in” Đà Nẵng.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh nói chuyện về vai trò của nam giới trong phát triển kinh tế gia đình với sự tham gia của đông đảo cán bộ và nhân dân.
Tại buổi nói chuyện, 130 người này đã đồng loạt ký cam kết không tái diễn tình trạng bạo lực gia đình, đồng thời tích cực phát huy vai trò của bản thân trong việc phát triển kinh tế và xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo chuyển biến về nhận thức và hành động trong thực hiện “Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”, thực hiện “Bình đẳng giới”, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu “Có nếp sống văn hóa-văn minh đô thị” trong chương trình “3 có” của Đà Nẵng.
Hội LHPN thành phố gặp mặt, trao quà cho các gia đình thường xuyên bạo lực đã tiến bộ vào dịp Tết Canh Dần.

Sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị 25-CT/TU nhằm tăng cường công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Cuối năm 2009, qua khảo sát của Hội LHPN các cấp đã cho thấy một kết quả ấn tượng: 76/130 gia đình trên đã tiến bộ.

Nguyễn Cầu

Đọc thêm