Giấc mơ “khu rừng hòa bình” liên Triều

Cậu bé người Mỹ gốc Hàn 13 tuổi Jonathan Lee sau chuyến thăm hiếm hoi đến Bình Nhưỡng cho biết, cậu được các quan chức tiếp đón và hoan nghênh vì ý tưởng “khu rừng hòa bình cho trẻ em” ở vùng phi quân sự phân cách 2 miền Triều Tiên. Song, các quan chức CHDCND Triều Tiên cho rằng, ý tưởng của Jonathan chỉ xảy ra nếu Bình Nhưỡng và Seoul ký một hiệp định hòa bình.  

Cậu bé người Mỹ gốc Hàn 13 tuổi Jonathan Lee sau chuyến thăm hiếm hoi đến Bình Nhưỡng cho biết, cậu được các quan chức tiếp đón và hoan nghênh vì ý tưởng “khu rừng hòa bình cho trẻ em” ở vùng phi quân sự phân cách 2 miền Triều Tiên. Song, các quan chức CHDCND Triều Tiên cho rằng, ý tưởng của Jonathan chỉ xảy ra nếu Bình Nhưỡng và Seoul ký một hiệp định hòa bình.

Jonathan Lee về đến sân bay Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: AP

Jonathan Lee về đến sân bay Bắc Kinh (Trung Quốc).  Ảnh: AP

Ngày 19-8, Jonathan về đến Bắc Kinh (Trung Quốc) sau 8 ngày cùng cha mẹ, ông Kyoung và bà Melissa Lee, đến thủ đô Bình Nhưỡng và đi thăm khu phi quân sự DMZ. Một cuộc gặp gỡ với nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il đã không thành hiện thực, mặc dù Jonathan nói rằng các nhà chức trách đã chuyển thư của “đại sứ hòa bình” tí hon này cho ông Kim.

Hãng AFP dẫn lời Jonathan kể, tại Bình Nhưỡng, cậu đã đến thăm nhiều nơi nhưng ấn tượng nhất vẫn là khu phi quân sự DMZ. “Trong chuyến thăm, tôi nhận ra rằng, cả hai miền đều muốn thống nhất và Triều Tiên sẽ là một. Vì thế, tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra trên bán đảo Triều Tiên”, Jonathan nói với hãng tin AP. Theo Jonathan, các quan chức nói với cậu rằng, đề xuất về khu rừng của trẻ em để có thể trồng cây ăn quả, cây hạt dẻ và vui đùa trong đó phụ thuộc vào việc CHDCND Triều Tiên ký kết hiệp ước hòa bình với Mỹ nhằm chính thức kết thúc chiến tranh. Cậu bé sống tại Ridgeland, bang Mississippi của Mỹ này vẫn bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy ý tưởng khu rừng hòa bình thay cho khu vực khi quân sự đầy mìn và dây thép gai để tạo ra sự cộng hưởng giữa trẻ em của 2 miền, đồng thời hy vọng sẽ có chuyến đi đến CHDCND Triều Tiên một lần nữa vào năm tới.

Gia đình của Jonathan đã làm thủ tục sang Bình Nhưỡng vào mùa hè này như một “phái đoàn ngoại giao” đặc biệt và cuối cùng được Đại sứ của CHDCND Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc ở New York cấp giấy phép vào tuần trước. Video của gia đình cho thấy cậu bé nói chuyện với các du khách trong một phòng họp tại khu vực DMZ và tặng hoa tại chương trình biểu diễn âm nhạc của trẻ em cũng như đến thăm bảo tàng, thư viện…  Trong thư đệ trình nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il, Jonathan cho biết: cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã nói với cậu về “chính sách ánh dương” chung sống hòa bình với quốc gia miền Bắc và chính cậu mong muốn tiếp tục thực hiện giấc mơ dang dở của ông Kim Dae-jung.

Năm 2007, Jonathan thu hút sự chú ý của báo giới và cộng đồng bằng những hoạt động môi trường, trong đó có việc phát động một chiến dịch trên Internet kêu gọi trẻ em trồng cây trên khắp thế giới. Theo hãng tin Yonhap, Jonathan từng gặp cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung cách đây 3 năm và đề nghị trồng cây trên bán đảo Triều Tiên. Lee cũng đã gửi thư cho Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào để giải thích ý tưởng về khu rừng hòa bình với cây ăn quả.

BÌNH YÊN

Đọc thêm