Giao dịch dân sự khi say rượu có được công nhận?

Cha tôi là thương binh trong kháng chiến nên nhiều khi không được bình thường, nhất là lúc uống rượu vào thì như người mất trí. Lợi dụng hoàn cảnh của cha tôi như vậy, ông K đã rủ rê cha tôi uống rượu say và ký vào giấy chuyển nhượng 2000m2 đất vườn giáp với ông K để gia đình ông ấy có lối đi thuận tiện. Gia đình tôi có buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không và có phải bồi thường không?

Chị Đỗ Thị Huệ ở Nghệ An hỏi: Cha tôi là thương binh trong kháng chiến nên nhiều khi không được bình thường, nhất là lúc uống rượu vào thì như người mất trí. Lợi dụng hoàn cảnh của cha tôi như vậy, ông K đã rủ rê cha tôi uống rượu say và ký vào giấy chuyển nhượng 2000m2 đất vườn giáp với ông K để gia đình ông ấy có lối đi thuận tiện. Hiện nay gia đình rất lo lắng không biết có buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không và có phải bồi thường không?

- Mặc dù cha của chị là người có năng lực hành vi dân sự ,nhưng ông K  đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm cha của chị không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình nên hợp đồng đó là hợp động vô hiệu. Theo đó hợp đồng sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Mặt khác, chuyển nhượng đất phải được sự đồng ý của mẹ chị (nếu là tài sản của chung cha mẹ chị). Vì vậy, cha mẹ chị có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết nếu hai bên không tự thỏa thuận được (Điều 133, 167 Bộ luật Dân sự).

Ai có quyền bảo vệ cho đương sự tại Toà án?

Ông Bùi Văn Khiển (Lương Tài – Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang thực hiện một vụ kiện tại Toà về “Đòi tài sản”. Tôi muốn nhờ người thân tham gia phiên toà để bảo vệ quyền lợi cho tôi thì có được không?

- Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xoá án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các ngành Toà án (TA), Kiểm sát (KS), Công an (CA) thì được TA chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Q&LIHP) của được sự.

Tuy nhiên, họ phải xuất trình cho TA văn bản có thể hiện ý chí của đương sự nhờ bảo vệ Q&LIHP cho đương sự; văn bản của UBND cấp xã nơi họ cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc xác nhận họ không có tiền án, không đang bị khởi tố về hình sự, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và quản chế hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các ngành TA, KS, CA; một trong các giất tờ tuỳ thân như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu…(Điều 63 BLTTDS; Mục III NQ số 01/2005/NQ-HĐTP).

PLVN

Đọc thêm