Những lốc giấy ăn, giấy vệ sinh nhập nguyên đai, nguyên kiện từ Trung Quốc vẫn đầy rẫy trên kệ, lủng lắng trên giá treo hoặc phơi bày trần trụi, xếp chồng lên nhau tại các đại lý tạp hóa, văn phòng phẩm.
Không hạn chế số lượng
Sau thông tin giấy ăn Trung Quốc chứa chất gây ung thư, NTD Việt Nam tỏ ra dè chừng với những loại giấy ăn, giấy vệ sinh xuất xứ Trung Quốc.
Chủ cửa hàng tại 82 Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Tôi mới lấy về 2 – 3 bịch nhưng hiện nay vẫn chưa bán được hết hàng. Số người hỏi mua ít hơn so với thời điểm trước đó. Trước đó, người dân Việt Nam vốn đã sợ hàng Trung Quốc, bây giờ lại càng sợ, càng cẩn thận hơn trong việc lựa chọn”.
Không hạn chế số lượng
Sau thông tin giấy ăn Trung Quốc chứa chất gây ung thư, NTD Việt Nam tỏ ra dè chừng với những loại giấy ăn, giấy vệ sinh xuất xứ Trung Quốc.
Chủ cửa hàng tại 82 Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Tôi mới lấy về 2 – 3 bịch nhưng hiện nay vẫn chưa bán được hết hàng. Số người hỏi mua ít hơn so với thời điểm trước đó. Trước đó, người dân Việt Nam vốn đã sợ hàng Trung Quốc, bây giờ lại càng sợ, càng cẩn thận hơn trong việc lựa chọn”.
Theo chị Trịnh Thị Mơ, chủ cửa hàng trên phố Lãn Ông (Hà Nội): Tầng lớp mua giấy vệ sinh Trung Quốc phần lớn cũng phải là những người có chút dư dả về tài chính, bởi thông thường một bịch giấy Việt Nam bình thường chỉ có giá từ 30 – 40.000 đồng, trong khi đó một bịch giấy vệ sinh Trung Quốc có giá tới 56.000 đồng. Các nhà ăn, các nhà hàng sang trọng cũng thường sử dụng loại giấy ăn này.
Theo ghi nhận của PV thì nhìn bề ngoài, giấy ăn, giấy vệ sinh Trung Quốc có bề mặt nhẵn bóng, trơn tru, xốp hơn giấy ăn Việt Nam. Về chất liệu giấy dẻo và dai hơn, khi đưa lên mũi ngửi thì thấy có mùi thơm quyến rũ.
Để tìm ra một số đầu mối chuyên đổ buôn các loại giấy ăn, giấy vệ sinh Trung Quốc tới các đại lý lớn trong địa bàn Hà Nội, phóng viên đã vào vai một người mua có nhu cầu lấy buôn giấy vệ sinh Trung Quốc. Khi chúng tôi tới ngõ 75, phố An Xá, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội - địa điểm được giới thiệu là đại lý cấp I của hãng sản xuất giấy vệ sinh cao cấp Jiebao có trụ sở tại Quảng Tây, Trung Quốc được vợ chồng anh Quang – chị Thoa đã kinh doanh bán buôn giấy Trung Quốc từ mấy năm nay tiếp đón khá xởi lởi.
Giấy vệ sinh Trung Quốc được bày bán rộng rãi tại nhiều nơi tại Việt Nam |
Anh Quang cho biết: Đây không phải là công việc chính của anh nhưng vì có chị gái thường xuyên buôn bán hoa quả tươi từ bên Trung Quốc về Việt Nam nên anh tranh thủ làm thêm kiếm thu nhập. Mỗi tuần, anh Quang tận dụng xe chở hàng hoa quả của chị gái để lấy giấy về với khối lượng lớn từ 1,7 – 1,8 triệu kiện giấy, mỗi kiện giấy có 6 lốc (dây), mỗi lốc giấy có 10 hoặc 20 cuộn giấy nhỏ. Hàng được lấy về sẽ chất đống trong kho buôn chứa hoa quả của nhà chị gái.
Khi được hỏi về giá cả, anh Quang thẳng thắn trả lời: Quan trọng số lượng lấy hàng là bao nhiêu, lấy đều hay không đều, khách hàng có tiền hay không có tiền. Thông thường với mỗi lốc giấy trắng, anh Quang thường bán ra với giá 48.000 đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian thương thảo lên xuống, anh Quang cũng tặc lưỡi: đồng ý giảm giá.
"Nếu khách mua nhiều (từ 1 kiện gồm 6 lốc trở lên), chúng tôi sẽ có mức giá ưu đãi hơn, giá tốt nhất có thể bán là 45.000 đồng/lốc (10 cuộn)", anh Quang cho biết.
Hàng ngày, khách hàng có nhu cầu ít thường trực tiếp tới tận nhà anh Quang để mua giấy về nhà. Với những khách hàng có nhu cầu lấy nhiều, anh Quang sẵn sàng đáp ứng dịch vụ thuê xe tải vận chuyển, phục vụ tận nơi, tận nhà với mức giá 60.000 đồng/lốc (10 cuộn). Mỗi ngày, mỗi đơn vị kinh doanh thường lấy khoảng 10 – 20 lốc, bán hết họ lại đến lấy tiếp.
Anh Quang hứa, nếu có tiền thì lấy bao nhiêu cũng được, số lượng hàng không hạn chế, thậm chí khách có thể yêu cầu ngay lập tức 1.000 kiện tương đương với 6.000 lốc cũng “không thành vấn đề”. Hợp đồng giữa hai bên người bán và người mua sẽ được kí kết đàng hoàng, tuy nhiên anh Quang cũng không khỏi bối rối khi hỏi đến hóa đơn đỏ. Anh gãi đầu gãi tai nói: “Hóa đơn thì bị vướng vì phải xuất từ Trung Quốc”. Nhưng ngay sau đó, anh lại trấn an khách hàng bằng câu: “Nhưng không sao, nếu cần, hóa đơn có thể mã hóa được, chẳng có vấn đề gì cả”. Một địa điểm bán buôn nữa cũng khá quen thuộc với giới tiểu thương kinh doanh giấy ăn, giấy vệ sinh đó là đại lý cấp 1 của cơ sở giấy siêu thấm Hằng Nghiệp có tên là shop Tom, đặt tại phố Lò Đúc, Hai Bà Trưng của anh Đoàn Sơn. Chị Hằng, nhân viên bán hàng ở đây cho biết: Hàng ở đây bán rất chạy vì giá cả cạnh tranh. Mỗi ngày, anh Sơn phải thường xuyên dùng chiếc xe máy của mình, chất lên xe 8 lốc giấy chở tới các đại lý tại Hà Nội. Giấy vệ sinh Trung Quốc tại đây có hai loại: Loại có lõi và loại không có lõi. Mỗi loại được chia ra nhiều mẫu mã và qui cách đóng gói khác nhau, bao gồm 9 sản phẩm: Giấy siêu thấm vuông 6 (26.000 đồng/lốc); Giấy siêu thấm bánh lõi to (36.000 đồng/cuộn); Giấy em bé siêu thấm không lõi (33.000 đồng/lốc); Giấy em bé siêu thấm vuông nhỏ (39.000 đồng/lốc); Giấy em bé siêu thấm loại II (39.000 đồng/lốc); Giấy em bé siêu thấm xách ngang (39.000 đồng/lốc); Giấy em bé siêu thấm loại I (47.000 đồng/lốc); Giấy em bé siêu thấm vuông to (48.000 đồng/lốc); Giấy em bé siêu thấm bàn tay cao cấp (54.000 đồng/lốc). Trong đó, đắt hàng nhất là loại “giấy em bé siêu thấm vuông to” (20 cuộn/lốc). Bên cạnh đó, giấy xách ngang cũng được gọi với số lượng lớn. Được biết, mỗi lần cần lấy hàng, cửa hàng của anh Sơn chỉ cần điện thoại đưa ra yêu cầu cụ thể thì ngay sau đó, bên Trung Quốc sẽ cho xe vận chuyển về tận nơi. Chị Hà, một nhân viên bán hàng khác tại đây đon đả mời chào chúng tôi mua hàng. Chị nói về lợi thế của giấy Trung Quốc như sau: “Giấy này là giấy vệ sinh nhưng cũng có thể kết hợp dùng để lau mồm nên nhiều cửa hàng mua giấy này về rồi cắt ra, gấp lại để khách sử dụng làm giấy ăn”. “Giấy Việt Nam thì rẻ tiền hơn nhưng lại là loại giấy ăn bở. Lúc đầu, tôi cũng dùng giấy vệ sinh An An nhưng sau này, tôi chuyển sang dùng giấy này. Giấy An An cầm cứ bọp bọp, chất liệu giấy mỏng còn cuộn giấy Trung Quốc rất chắc chắn, dày dặn. Nếu đem lên bàn cân lên thì giấy Trung Quốc sẽ nặng hơn gấp đôi, gấp ba lần giấy Việt Nam”, chị Hằng đứng thêm chuyện bằng một phép so sánh.Không cần biết nguồn gốc Với nhiều cửa hàng, đại lý khác, bán hàng giấy vệ sinh Trung Quốc đơn giản là vì lợi nhuận cao. Một chủ cửa hàng trên đường Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội), tỉnh bơ nói: "Giá ở đâu rẻ, khả năng kiếm lời cao là lấy về bán, nhiều khi không cần biết hàng đó nguồn gốc ở đâu và chất lượng thực chất có đảm bảo hay không". Anh Thanh, chủ sản xuất cơ sở chế biến giấy ăn – giấy vệ sinh tại khu công nghiệp Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh) phỏng đoán: “Tôi không biết người Trung Quốc sử dụng những hóa chất gì trong quá trình sản xuất, nhưng để có được một thành phẩm vừa dẻo, dai và nồng đậm mùi thơm thì chắc hẳn phải sử dụng rất nhiều tạp chất. Ở Việt Nam mình chưa thể có công nghệ tiên tiến để sản xuất ra những loại giấy như vậy”. Giấy ăn Trung Quốc được sử dụng trong một số nhà hàng bình dân cũng như sang trọng, thậm chí là một số nhà ăn trong khu tập thể. Đại lý giấy Đoàn Sơn vừa mới nhập về 3 sản phẩm giấy ăn Trung Quốc mới đưa vào bày bán thử nghiệm, bao gồm: Giấy ăn chè xanh hộp (giá: 13.500 đồng/hộp 120 tờ); Giấy ăn chè xanh có hương thơm (giá: 17.000 đồng/ túi); Giấy ăn chè xanh túi (17.000 đồng/túi). Khi chất lượng cũng như tác hại của giấy ăn, giấy vệ sinh Trung Quốc bày bán tại Việt Nam chưa được thẩm định rõ ràng thì nhiều NTD vẫn vô tư sử dụng hàng ngày và vẫn luôn đau đáu nỗi lo rằng: Liệu giấy ăn, giấy vệ sinh Trung Quốc có mặt trên thị trường Việt Nam có đảm bảo chất lượng, bảo vệ sức khỏe con người hay không? “Rất khó để phân biệt giấy ăn Trung Quốc hay giấy ăn Việt Nam nếu như không có nhãn mác bao bì. Thế nên, nhiều khi vào các cửa hàng ăn uống, tôi còn chẳng dám dùng giấy ăn”, chị Nguyễn Thị Hoa (ngõ 93 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội) không giấu nổi sự lo lắng.
Mạnh Hùng
Theo VTC news