Giấy báo dự thi vẫn còn nhiều sai sót

Lượng thí sinh đến chỉnh sửa sai sót trong đợt II nhiều hơn so với đợt I. Tình hình kẹt xe vẫn xuất hiện tại các điểm nóng Ngã tư Thủ Đức, đường Võ Văn Ngân, Lê Văn Việt và các điểm thi tại làng ĐHQG TP.HCM.
Lượng thí sinh đến chỉnh sửa sai sót trong đợt II nhiều hơn so với đợt I. Tình hình kẹt xe vẫn xuất hiện tại các điểm nóng Ngã tư Thủ Đức, đường Võ Văn Ngân, Lê Văn Việt và các điểm thi tại làng ĐHQG TP.HCM. Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh thuộc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM cho biết trong sáng 8-7, trên dọc đường Nguyễn Văn Cừ trước cổng hội đồng thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và trước cổng hội đồng thi Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (đường Trần Quốc Toản, Q.3) phụ huynh đậu xe ngay lòng đường khá đông gây ách tắc giao thông. Nhiều thí sinh mất giấy báo thi
Mệt mỏi vì thức ăn?
Sáng 8-7, nhiều thí sinh tại hội đồng thi ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) than mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, khó thở… Không chỉ vậy, nhiều phụ huynh cho chúng tôi biết cũng bị tình trạng tương tự.

Hầu hết những thí sinh và phụ huynh này đều ở trọ và ăn cơm tại các quán cơm trên địa bàn P.Linh Trung, Q.Thủ Đức. Thí sinh Trần Thị Tuyết (Bình Định) cho biết: “Ba hôm nay em cùng mẹ ăn cơm tại quán cơm bình dân gần HĐT. Khi ăn thấy thức ăn có mùi vị rất “lạ”. Cũng ba hôm rồi, em bị đau đầu, khó thở, không biết có phải vì thực phẩm không?".

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh than thở: "Không ăn cơm bình dân thì biết ăn gì? Ở Sài Gòn cái gì cũng đắt đỏ".

Trường Giang
Ngay từ 6h30 sáng, đã có hàng ngàn TS cùng với người thân có mặt tại các hội đồng thi ở khu vực Thủ Đức để tiến hành các thủ tục đăng kí đầu tiên. Đợt thi này, các hội đồng thi được tổ chức khá quy củ. Sơ đồ phòng thi và sơ đồ trường được đặt tại mỗi khu vực tổ chức thi. Trong khuôn viên trường, rất đông các SV tình nguyện có mặt hướng dẫn TS đến khu vực phòng thi của mình… Theo ghi nhận tại một số điểm thi của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH SPKT TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM vẫn còn nhiều trường hợp sai sót cần chỉnh sửa như: họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, mã ngành… Bạn Đào Thị Hồng Yến, sinh viên năm 2 học Khoa Ngoại ngữ của Trường ĐH Mở TP.HCM, có nhiệm vụ ghi lại những thí sinh bị sai sót trên giấy báo dự thi, cho biết: “Hiện tại chúng tôi đã ghi 32 thí sinh ghi sai trên giấy báo dự thi, lỗi sai phổ biến nhất là mã trường và ngày sinh”. Thí sinh Nguyễn Thị Phương Thúy (Bình Phước) đăng ký dự thí Ngành Công nghệ sinh học -Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết: “Lúc làm hồ sơ em đã gửi đủ ảnh như theo yêu cầu của trường. Không hiểu sao khi giấy báo về lại thiếu hình trên giấy báo dự thi”. Nội dung được các hội đồng thi lưu ý cho các thí sinh nhiều nhất trong buổi phổ biến quy chế thi là tuyệt đối không được mang điện thoại di động vào phòng thi. Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), điểm thi của Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, trước tất cả các phòng thi đều dán một tờ thông báo cho các thí sinh chú trước khi đi thi là: không được mang giấy nháp, các tài liệu liệu, bút xóa, bút tàng hình, hút thuốc, uống rượu bia… đặc biệt tuyệt đối không được mang điện thoại di động tới phòng thi. Nếu vi phạm thí sinh sẽ bị đình chỉ thi”. Tại hội đồng thi tại Thủ Đức, nhiều phụ huynh không ngần ngại nắng nóng, sợ con làm thủ tục xong ra không tìm được người nhà nhiều người chen chúc, bám sát cổng chờ con cũng khiến không khí tại đây khá áp lực.
TS đang xem sơ đồ phòng thi trong ngày tập trung nghe qui chế thi tại ĐH Sài Gòn - Ảnh: Như Hùng
Sáng 8-7, tại Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, ngay từ sang sớm đội sinh viên tình nguyện của trường đã có mặt để hướng dẫn thí sinh, phụ huynh vào làm thủ tục dự thi ĐH năm 2010. Đây là trường thực hiện công tác làm tiếp sức mùa thi khá bài bản. Do vị thế của điểm thi nằm ngay đường qua lại, lòng đường quá chật hẹp, mật độ xe cộ đông nên sinh viên tình nguyện đã phải kêu gọi phụ huynh hãy mang xe vào gửi trong bãi giữ xe (trong khuôn viên HĐT), không tập trung ở cổng HĐT gây tắc đường. Tuy nhiên, đến 8g25 các thí sinh mới được vào phòng thi dù trong giấy báo thi ghi rõ “mời thí sinh đến làm thủ tục lúc 8g00 ngày 9-7”. Sáng 8-7 có khá nhiều thí sinh bị mất giấy báo thi đến phòng đào tạo các trường xin cấp lại giấy báo thi do bị mất. Thí sinh Lê Thị Cảnh thi vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM tại điểm thi Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn đến phòng đào tạo trường mếu máo cho biết trong buổi sáng nay, toàn bộ giấy tờ bao gồm giấy báo thi, giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời để ở xe gắn máy đã bị kẻ trộm lấy mất. Trường đã tra dữ liệu trên máy tính và yêu cầu thí sinh này đi chụp hình để cấp lại giấy báo thi mới. Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TPHCM), nhiều thí sinh đến xin bổ sung đối tượng ưu tiên là con thương binh. Tuy nhiên những thí sinh này lại không mang phiếu số hai hoặc sổ thương binh của ba mẹ nên không được điều chỉnh. Trong lúc nhiều thí sinh xin điều chỉnh khu vực ưu tiên từ thấp lên cao không được chấp nhận thì lại có không ít thí sinh xin điều chỉnh ưu tiên từ cao xuống thấp! Một số thí sinh được trường THPT hướng dẫn khai khu vực ưu tiên trong hồ sơ là KV2 hoặc KV2-NT (khu vực 2 - nông thôn) tuy nhiên giấy báo thi lại ghi KV1. Những thí sinh này đã đến trường xin điều chỉnh từ KV1 xuống KV2. Tại Trường ĐH Sài Gòn, lượng thí sinh đến chỉnh sửa giấy báo thi khá đông. Hầu hết các lỗi trên giấy báo thi đều thuộc về họ, tên, sai tên trường THPT. Nhiều thí sinh đến xin được chuyển ngành nhưng không được giải quyết. Nhiều giấy báo thi của thí sinh tỉnh Bình Phước bị sai tên trường THPT mà thí sinh theo học. Có trường hợp trường THPT mới thành lập, chưa có mã trường nên Sở GD-ĐT đã mượn mã của một trường THPT khác để điền vào phần mã trường. Giấy báo thi ghi tên trường “mượn” này nên thí sinh thắc mắc và xin điều chỉnh. Có trường hợp thí sinh ghi sai mã trường THPT dẫn đến sai tên trường trên giấy báo thi. Tại hai điểm thi Trường THPT Ernst Thalmann (đường Trần Hưng Đạo, Q.1) và Trường THPT Trưng Vương (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) có hai thí sinh đều bị khuyết tật chân đến làm thủ tục. Trước đó, hai thí sinh này được xếp dự thi trong một phòng thi ở lầu 3 nên đi lại rất khó khăn. TS Phạm Tấn Hạ, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQG TP.HCM) cho biết: “Chúng tôi nhận được báo cáo về trường hợp hai thí sinh này đã giải quyết đổi phòng thi xuống tầng trệt để thí sinh tiện đi lại”. Hà Nội: Tỷ lệ dự thi các khối đều tăng
Thống kê tại hầu hết các trường cho thấy, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi sáng 8-7 đều giảm so với đợt I. Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục đạt 72,31% (đợt I trên 78%), Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM): 63,17%, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM): 70%. Tỷ lệ thí sinh làm thủ tục tại Trường ĐH Luật TPHCM đạt 69%; trong đó tại TPHCM đạt 67,46%, cụm Quy Nhơn đạt 78,56% và cụm Cần Thơ đạt 75,63%.

Trường ĐH Sài Gòn có 17.077/24.784 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt 69% (đợt I trên 76%)
.
M.Giảng
Kết thúc buổi làm thủ tục dự thi sáng nay, tỷ lệ thí sinh đến dự thi ở cả ba khối thi B, C, D tại khu vực Hà Nội đều tăng so với năm 2009. Nhiều hội đồng tuyển sinh của Hà Nội cho biết tỷ lệ thí sinh đến dự thi đạt trên 70%. Tỷ lệ dự thi cao nhất là các trường, ngành khối B. Khối B của ĐH Quốc gia Hà Nội có tỷ lệ dự thi lên tới 75%, tăng đột biến so với những năm trước. Tương tự, tại ĐH Nông nghiệp Hà Nội, số thí sinh có mặt sáng 8-7 là 75,14%, tăng so với năm trước và sẽ còn thêm 1-2% trong sáng mai”- ông Nguyễn Văn Dung, trưởng phòng Đào tạo đánh giá. Viện ĐH Mở Hà Nội có tỷ lệ dự thi ở cả ba khối đạt bình quân 72%, tăng hơn 5% so với năm 2009. Tuy không vượt ngưỡng 70% nhiều như khối B nhưng tỷ lệ dự thi của các trường khối C và D cũng rất khởi sắc. Ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo của trường ĐH Hà Nội cho biết có 60% trong số 7.700 thí sinh đăng ký dự thi đã đến làm thủ tục sáng nay. Tỷ lệ này tăng 7% so với năm trước. Số thí sinh đến làm thủ tục dự thi của khối D tại trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng đạt 63,6%, tăng so với năm 2009. Cũng như đợt 1, tỷ lệ dự thi của khối D ĐH Ngoại thương năm nay đã tăng thêm 3%. Theo ghi nhận của chúng tôi, số trường hợp thí sinh bị sai sót về hồ sơ, cần chỉnh sửa, bổ sung thông tin ở các hội đồng thi của Hà Nội không nhiều. Ông Lê Quốc Thái, trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết khi gửi giấy báo thi cho thí sinh, trường đã in kèm theo số điện thoại, email của người phụ trách thông tin và đề nghị những thí sinh nào bị sai sót thì nhắn tin, gửi email thông báo để nhà trường kiểm tra lại hồ sơ, chỉnh sửa ngay... Vì vậy đến ngày làm thủ tục, cả trường và thí sinh hầu như không phải vất vả vì việc này. Tuy nhiên, theo ông Thái, vẫn có một số trường hợp thí sinh bị quên, mất giấy chứng minh nhân dân nên qua đối chiếu với ảnh lưu trong hồ sơ gốc và thẻ dự thi, nhà trường thấy chính xác nên yêu cầu phải làm giấy cam đoan và cho phép thí sinh dự thi bình thường. Trường sẽ tiến hành hậu kiểm sau. Đồng thời trường cũng thông báo cho cán bộ coi thi ở các phòng thi có những thí sinh này để tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời nếu có gian lận, tiêu cực. Sáng 8-7, các thí sinh Hà Nội đến làm thủ tục dự thi trong thời tiết cực kỳ nắng nóng, oi bức. Theo dự báo, cả hai ngày thi chính thức cũng sẽ diễn ra trong thời tiết tiếp tục nắng nóng gần 40 độ C. Hôm nay, nhiều hội đồng thi đã phải chỉ đạo các điểm thi chuẩn bị thêm nước uống, yêu cầu cán bộ y tế chuẩn bị thêm các loại thuốc đau bụng, hạ sốt, nước tăng lực... để sẵn sàng hỗ trợ thí sinh dự thi. Cần Thơ: Thêm nhiều trường hợp sai sót giấy báo thi Tại cụm thi Cần Thơ, sáng ngày 8-7, sau khi kết thúc buổi làm thủ tục dự thi đợt 2 có 34.575/44.621 thí sinh đăng ký dự thi đến làm thủ tục và nghe phổ biến quy chế thi (chiếm 78%). Tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, có khoảng 7.400/9.349 thí sinh đăng ký có mặt làm thủ tục và nghe nghe sinh hoạt quy chế (chiếm tỷ lệ 79%). Đến trưa ngày 8-7, phòng đào tạo Trường ĐH Cần Thơ cho biết có 116 trường hợp phát hiện sai sót liên quan đến giấy báo thi trong đợt 2. Sai sót chủ yếu liên quan đến ngày tháng năm sinh, họ tên, khu vực... Riêng Trường ĐH Y Dược Cần Thơ cũng phát hiện và chỉnh sửa 200 trường hợp sai sót liên quan đến giấy báo thi, chủ yếu sai sót về khu vực.Quy Nhơn: Hơn 79% thí sinh đăng ký dự thi có mặt Trong đợt thi thứ 2 này, tại cụm thi liên trường Quy Nhơn có gần 37.600 thí sinh các khối B, C, D và các khối năng khiếu T, M đăng ký dự thi vào 50 trường đại học, cao đẳng đóng ở Hà Nội, TP.HCM và trường ĐH Quy Nhơn. Trong đó riêng trường đại học Quy Nhơn có 13.686 thí sinh đăng ký dự thi. Đợt này, cụm thi liên trường Quy Nhơn đã bố trí 55 địa điểm thi với 1.069 phòng thi ở TP. Quy Nhơn 51 điểm thi và huyện Tuy Phước 4 điểm thi. Hội đồng coi thi liên trường cụm thi Quy Nhơn cũng đã huy động gần 2.700 cán bộ, giáo viên của ngành GD-ĐT Bình Định và cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường đại học Quy Nhơn cùng một số trường có thí sinh dự thi tham gia làm giám thị coi thi, thanh tra, giám sát, phục vụ kỳ thi Đợt này, số thí sinh bị sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, chữ lót, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi, trường và ngành học... trên giấy báo dự thi tại cụm thi liên trường Quy Nhơn không nhiều. Tuy nhiên, có một số sai sót không đáng có như trường hợp 2 thí sinh Trần Đình Phong ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định và Ngô Bảo Phong ở TP Quy Nhơn dự thi vào ĐH Quy Nhơn, cả tên họ, ảnh là nam nhưng giới tính lại ghi là nữ... Hội đồng coi thi liên trường cụm thi Quy Nhơn đã bố trí cán bộ tập trung giải quyết, điều chỉnh kịp thời những sai sót, nhầm lẫn trên giấy báo thi, thẻ dự thi cũng như cấp lại thẻ dự thi cho các thí sinh bị thất lạc ngay trong buổi sáng 8-7.
Bà nội đi sửa giấy báo dự thi cho cháu
Sáng 8-7, tại điểm tiếp nhận, chỉnh sửa các sai sót trên giấy báo dự thi tại Trường ĐH Quy Nhơn đón tiếp một bà lão đến xin chỉnh sửa giấy báo dự thi cho cháu nội. Đó là cụ bà Nguyễn Thị Thuân, 74 tuổi ở phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, dẫn cháu nội là Nguyễn Thị Hoàng Yến ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đi thi.

Đợt thi trước bà cũng đã dẫn cháu Yến đi thi khối A tại điểm trường THCS Nhơn Bình, TP Quy Nhơn. Đợt này cháu của cụ tiếp tục dự thi khối D tại điểm thi Trường THCS Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn.

Năm lớp 10, Yến đã học tại trường THPT Tam Quan nhưng giấy báo dự thi của cháu lại ghi là Trường THPT Nguyễn Du (đều ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) nên bà đến xin điều chỉnh lại cho cháu. Các cán bộ của Trường ĐH Quy Nhơn đã nhanh chóng giúp cụ Thuân điều chỉnh sai sót này.
Huế: 9 thí sinh khiếm thị Tại Huế trong buổi tập trung đợt thi thứ hai sáng nay 8-7, có 32.477 thí sinh có mặt trong tổng số 41.815 hồ sơ đăng ký, đạt tỉ lệ 77,67%. Đây cũng là một tỷ lệ cao so với đợt thi thứ hai của nhiều năm qua tại Huế, và cao hơn chừng 6% so với năm 2009 (71,98%). Cao nhất trong số đó là khối T thi vào các chuyên ngành thuộc Khoa giáo dục thể chất - ĐH Huế, tại điểm thi trường Âu Lạc với 88,51% thí sinh có mặt làm thủ tục. Đây là đợt thi trọng điểm của Huế với 63 điểm thi, trong đó có 11 điểm thi tại các huyện và thị xã vùng lân cận TP Huế, cách trung tâm TP Huế từ 5 - 8km. Trong sáng 8-7, có thêm một thí sinh khiếm thị học ở trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Trị đến tập trung dự thi, nâng số thí sinh khiếm thị dự thi tại ĐH Huế lên chín bạn. Thí sinh này trước đó không nằm trong số khiếm thị, song qua kiểm tra mới biết trong hồ sơ dự thi có một Giấy xác nhận của Hội người mù tỉnh Quảng Trị nhưng không có công văn của Sở Giáo dục tỉnh Quảng Trị (nơi gửi Hồ sơ dự thi của thí sinh) nêu lên trường hợp này. Tuy vậy, Hội đồng tuyển sinh của ĐH Huế cũng quyết định tạo điều kiện cho thí sinh này thi như các thí sinh khiếm thị khác, vào thi chung tại một phòng tại Trường ĐH Sư phạm Huế (nghe đề thi qua băng cassette, làm bài bằng chữ nổi Braille và tự ghi âm bài làm). Cũng trong buổi sáng, có khá nhiều thí sinh đến Hội đồng tuyển sinh của ĐH Huế điều chỉnh những sai sót về mã trường, mã ngành, nguyện vọng, đối tượng ưu tiên… Trong đó có khoảng 10 thí sinh trước đó không nhận giấy báo dự thi đã đến liên hệ, và ĐH Huế đã cấp giấy giới thiệu thay cho giấy báo dự thi. Riêng tại ngã tư cầu Phú Xuân - Lê Lợi trong buổi sáng đã xảy ra tình trạng kẹt xe chừng hai giờ đồng hồ. Nguyên nhân là do cúp điện vào đúng vào giờ cao điểm thí sinh đi làm thủ tục dự thi và nghe quy chế thi đợt hai ra về. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù lực lượng cảnh sát giao thông TP Huế đã có mặt điều tiết giao thông nhưng vẫn không hạn chế mà tình trạng kẹt xe nghiêm trọng kéo dài từ bên kia cầu. Tây Nguyên: Tỷ lệ đăng ký dự thi thấp hơn so với mọi năm Theo thông tin từ ĐH Tây Nguyên, trong sáng 8-7, tổng cộng tại 17 hội đồng thi trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột chỉ có 9.911 thí sinh đến làm thủ tục đăng ký dự thi trong tổng số 15.275 bộ hồ sơ đăng kí dự thi vào ĐH Tây Nguyên, chiếm tỷ lệ 64,9%. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thao, hiệu trưởng trường ĐH Tây Nguyên nhận định đây là con số thấp nhất trong các năm trở lại đây. Theo ghi nhận tại các địa điểm thi, trong những ngày qua tại các địa điểm thi như trường THPT Chu Văn An, trường Hồng Đức, ĐH Tây Nguyên nạn “cò” nhà trọ, chèo kéo thí sinh xảy ra gây nên tình trạng lộn xộn tại các địa điểm thi. Tuy nhiên một điều khá mừng là trong năm nay các cá nhân, tổ chức đăng kí tiếp sức mùa thi cho thí sinh rất rầm rộ tại tất cả các địa điểm.Đà Lạt: Hơn 70% thí sinh đăng ký có mặt Sáng nay 8-7, các thí sinh thi tuyển vào trường ĐH Đà Lạt đã có mặt để làm thủ tục cho kỳ thi tuyển sinh đợt 2 năm 2010 với các môn thi khối B,C,D1. 5.037 thí sinh đã có mặt tại các hội đồng thi, chiếm 70,42% so với số lượng 7.153 thí sinh đăng ký. Có 296 phòng thi với 882 cán bộ coi thi tại 7 hội đồng, trong đó trường ĐH Đà Lạt có 4 hội đồng thi.Với đặc điểm không còn phân rải tại các Hội đồng thi xa như các năm trước mà năm nay, các Hội đồng thi điều tập trung gần nhau tại 3 điểm thi nên lượng thí sinh tập trung về với số lượng lớn khiến nhà trọ trên các tuyến đường Phù Đổng Thiên Vương, Thông Thiên Học, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Công Trứ… trở nên khan hiếm. Trước tình trạng đó, nhà trường cũng như Ban chỉ đạo tiếp sức mùa thi 2010 tại Đà Lạt đã huy động hơn 2.000 nhà trọ miễn phí trong đợt thi này để giúp đỡ cho những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chùa Vạn Hạnh sẽ tiếp tục phân phát 5.500 suất cơm miễn phí cho thí sinh tại 3 điểm thi trong 2 ngày thi 9 và 10-7. Trong khi đó, lần đầu tiên quán cơm Hòa Phát (gần trường THCS-THPT Bùi Thị Xuân) cũng đồng hành với sĩ tử nghèo khi giảm 1 suất cơm chỉ còn 6.000 nghìn đồng/suất.
“Chặt chém” mùa thi
Ngày 8-7, hơn 600.000 thí sinh cả nước đến điểm thi để làm thủ tục chuẩn bị cho đợt thi thứ 2 (các khối B, C, D) vào hai ngày 9 và 10-7. Tại TPHCM có hàng trăm điểm thi của nhiều trường đại học.

Tình hình giao thông hôm nay khá thông suốt, thí sinh an tâm đến điểm thi. Tuy nhiên xung quanh một số điểm thi, nhiều dịch vụ ăn uống, giải khát “bao vây” cổng trường, không đảm bảo vệ sinh và đặc biệt là tăng giá chóng mặt.

Chẳng hạn khu vực gần điểm thi các trường THPT Phú Nhuận, THCS Độc Lập (quận Phú Nhuận), Đại học Khoa học tự nhiên (Q5)…(ảnh 1,2,3). Giá một dĩa cơm hay chai nước ngọt từ 15.000 đến 20.000 đồng, gấp rưỡi, gấp đôi giá ngày thường làm phụ huynh dẫn con đi thi phải “méo mặt”.

Ông Trần Thành Long, ngụ TP. Nha Trang, dẫn con thi vào đại học Kinh Tế TPHCM lắc đầu: “Tôi uống một ly cà phê đá và ăn sáng trên vỉa hè nhưng giá tới 40.000 đồng, cao gấp đôi những quán trong nhà. Khi tôi hỏi vì sao có giá “trên trời” như vậy, người bán nói gọn lỏn: Ngày thi mà!”.

Đoàn Chung
Theo Tuổi Trẻ

Đọc thêm