Để “câu giờ” nhằm có thời gian tiếp cận, giữ được người phụ nữ khỏi gieo mình từ trên cầu xuống sông, anh Khôi đã có 2 phút nghẹt thở làm… “người thương thuyết”.
Như chúng tôi đã thông tin, vào khoảng 10h40 ngày 19/8, khi hay tin một phụ nữ định nhảy từ cầu Chương Dương (Hà Nội) xuống sông Hồng tự tử, bảo vệ cầu Dương Dương lúc đó là anh Lê Minh Khôi (SN 1973, Xí nghiệp quản lý cầu Chương Dương, thuộc Công ty Công trình Giao thông Hà Nội) đã lao tới, ngăn chặn kịp thời khiến vụ tự tử bất thành.
Anh Khôi cho biết, khi nhận được tin báo có người định tự tử từ trên cầu Chương Dương, ở khoảng trụ cầu số 9, cách vị trí anh đang đứng (đầu cầu phía Gia Lâm) hơn 200m.
"Lúc đó tôi chỉ nghĩ “phải đến cho kịp” vì đã có lần, nhận tin báo nhưng tôi đến “muộn”, phải tận mắt chứng kiến cảnh người ta gieo mình xuống sông Hồng tìm cái chết”, anh Khôi kể lại.
Như chúng tôi đã thông tin, vào khoảng 10h40 ngày 19/8, khi hay tin một phụ nữ định nhảy từ cầu Chương Dương (Hà Nội) xuống sông Hồng tự tử, bảo vệ cầu Dương Dương lúc đó là anh Lê Minh Khôi (SN 1973, Xí nghiệp quản lý cầu Chương Dương, thuộc Công ty Công trình Giao thông Hà Nội) đã lao tới, ngăn chặn kịp thời khiến vụ tự tử bất thành.
Anh Khôi cho biết, khi nhận được tin báo có người định tự tử từ trên cầu Chương Dương, ở khoảng trụ cầu số 9, cách vị trí anh đang đứng (đầu cầu phía Gia Lâm) hơn 200m.
"Lúc đó tôi chỉ nghĩ “phải đến cho kịp” vì đã có lần, nhận tin báo nhưng tôi đến “muộn”, phải tận mắt chứng kiến cảnh người ta gieo mình xuống sông Hồng tìm cái chết”, anh Khôi kể lại.
|
Người phụ nữ (áo sọc ngang) được người nhà đưa về sau khi được bảo vệ cầu can ngăn kịp thời Ảnh: Dân trí |
Lúc anh chạy xe vào tới nơi thì người phụ nữ trạc tuổi 40 đã bỏ lại dép, túi, trèo qua lan can. “Lúc đó cô ta chỉ biết khóc, chân thì đứng cheo leo trên ống dẫn nước chạy song song thành cầu, tay vịn vào lan can cầu, buông tay ra là coi như nhào xuống sông”, anh Khôi thuật lại. Anh Khôi thừa nhận lúc đó anh cũng khá căng thẳng, bởi nếu vội lao tới thì sợ chỉ làm người phụ nữ hoảng loạn mà buông tay, còn chần chừ thì e không kịp. Phải làm “người thương thuyết”, anh Khôi nghĩ phải có câu chuyện gì đó để “câu giờ”, lừa để chị ta không chú ý rồi xích từng bước một lại gần và tóm lấy tay. Anh Khôi nẩy ra ý định như vậy rồi lên tiếng: “Có gì chị cứ nói ra, sao phải đến mức nhảy xuống?"- anh động viên nhưng mặt chị ta không biến chuyển, rồi lại khóc. "Tiến thêm được khoảng 2 nửa bước gì đấy, tôi nói tiếp: Đừng làm thế, chị cứ bình tĩnh. Chị ta vẫn khóc nhưng tay cứ bám chặt vào lan can. Đến khi tôi nắm được tay chị vẫn không phản ứng hay giằng lại, lúc đó tôi quay sang gọi và có thêm hai người đi đường cùng giúp bế xốc chị qua thành lan can, dìu chị đi bộ về phía đầu cầu”, anh Khôi nói. Theo anh Khôi, dù dừng xe cách vị trí người phụ nữ định nhảy cầu tầm 3m, nhưng mất khoảng chừng 2 phút để làm “người thương thuyết” bất đắc dĩ, anh mới tiến được 4 hoặc 5 bước chân, với tay, tóm lấy tay người đàn bà kia. Sau đó, suốt quãng đường được anh dìu về phía đầu cầu, người phụ nữ này vẫn không thôi khóc. Cả khi có một người nhà chạy xe tới và đưa chị lên xe. Dù đã ngăn chặn được một vụ tự tử, cũng coi như cứu được một mạng người, nhưng vụ việc trên không được ghi vào sổ giao ca... Một đồng nghiệp làm ca chiều thay anh Khôi ở chốt Nguyễn Văn Cừ giải thích, đây không phải là lần đầu nhân viên bảo vệ cầu Chương Dương ngăn được phụ nữ có ý định nhảy cầu và chưa gây ra sự cố nghiêm trọng như ùn tắc chẳng hạn, nên không có gì phải ghi vào sổ, biên bản giao ca. Anh này cho biết thêm, cách đây không lâu, một cô gái người Thanh Hóa cũng khóc lóc vì thất tình, định nhảy cầu thì được bảo vệ thuyết phục, ngăn lại được.
Theo L.H
VietNamNet
VietNamNet