Gỗ lậu ồ ạt xuyên biên giới

Gỗ trắc lậu với số lượng lớn vận chuyển từ Lào, sau đó được đưa lên thuyền vượt sông Sê Pôn về địa phận Quảng Trị. Đáng ngạc nhiên là mọi việc diễn ra như chốn không người.

Gỗ trắc lậu với số lượng lớn vận chuyển từ Lào, sau đó được đưa lên thuyền vượt sông Sê Pôn về địa phận Quảng Trị. Đáng ngạc nhiên là mọi việc diễn ra như chốn không người. Thời điểm gỗ trắc lậu ồ ạt vượt biên giới từ Lào qua Việt Nam thường diễn ra từ khoảng 12h đến 15h chiều tại khu vực bến Nước, thuộc thôn Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.Công khai vận chuyển Theo ghi nhận, vào thời điểm trên, từ phía bên sông Sê Pôn nước bạn Lào, hàng chục chiếc xe máy mang biển kiểm soát 74…, được các thanh niên là người vùng cao huyện Hướng Hóa điều khiển, chở theo một khối lượng gỗ lớn. Khi đến gần bờ, có khoảng 10 chiếc thuyền chờ sẵn để đón hàng. Sau đó, có khoảng 4 - 5 thanh niên tập trung bốc cả gỗ lẫn phương tiện lên thuyền rồi chở sang phía Hướng Hóa, Quảng Trị.
Gỗ trắc lậu được tập kết tại thôn Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Gỗ trắc lậu được tập kết tại thôn Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Chiếc thuyền vừa cập bờ, gỗ được xẻ ra từng phách. Chiều dài mỗi phách khoảng 1 - 1,5m, đường kính từ 10 đến 20cm, có màu đen. Mỗi xe máy chở từ 8 thanh cho đến 10 thanh gỗ, tùy thanh lớn hay nhỏ. Tiếp cận điểm tập kết gỗ lậu tại thôn Ho, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, hỏi nguồn gốc gỗ thì nhóm thanh niên chở gỗ lậu tiết lộ: số gỗ đang chở trên là gỗ trắc và một ít gỗ cẩm lai. Loại gỗ này có giá lên đến cả trăm triệu đồng mỗi m3. Những cửu vạn này cho hay, họ được thuê sang các bản Đen Vi Lai, Tò Còi, Bà Riêng thuộc nước bạn Lào, nằm sát với huyện Hướng Hóa để chuyển gỗ. Xong một chuyến, mỗi người nhận được 150.000 - 250.000 đồng, tùy theo khối lượng chở. “Một ngày chỉ đi chở được một chuyến và phải đi từ sáng sớm mới kịp vì quãng đường đi rất xa. Khi đến nơi, gỗ đã được các ông chủ thu mua tập kết và chúng tôi có nhiệm vụ chở hàng về”, một cửu vạn cho hay. Ông Pả A Đao, trên 80 tuổi, là cựu chiến binh hiện sống tại thôn Ho, xã Thanh, cho biết, ngày nào cũng vậy, từ 12h cho đến 15h, hàng chục chiếc xe máy của dân bản chở gỗ từ Lào về chạy liên tục và đã diễn ra hơn một tháng nay.Thuê dân "anh chị" áp tải hàng Theo nhiều người dân xã Thanh, huyện Hướng Hóa, gỗ lậu sau khi được đưa từ Lào về tập kết tại xã rồi được đầu nậu dùng ô tô tải chất gỗ lên xe và chở theo đường Lìa (vùng biên giới dọc sông Sê Pôn, gồm 7 xã thuộc huyện Hướng Hóa) ra phía trung tâm huyện Hướng Hóa để đi tiêu thụ. Chủ hàng cho dân “anh chị” ngồi trên xe áp tải hàng, ai bắt gặp cũng phải khiếp sợ. Nếu có muốn lời ra tiếng vào thì chờ cho những người này đi mất hút mới dám mở miệng bàn tán.
Gỗ trắc lậu được vẫn chuyển bằng thuyền vượt sông Sê Pôn Lào về Việt Nam tại bến Nước thuộc xã Thanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị
Gỗ trắc lậu được vẫn chuyển bằng thuyền vượt sông Sê Pôn Lào về Việt Nam tại bến Nước thuộc xã Thanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị
Khi được chúng tôi cung cấp thông tin và những hình ảnh về gỗ lậu đang diễn ra ngang nhiên tại địa điểm nói trên, ông Lê Văn Thành, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa tỏ ra bất ngờ trước thực trạng này. Ông Thành lập tức gọi điện thoại chỉ đạo các tuyến cơ sở của ngành nắm bắt tình hình để báo cáo UBND huyện xin chỉ đạo, lên phương án ngăn chặn “nạn” gỗ lậu. Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, việc để gỗ lậu thâm nhập vào nội địa tại khu vực trên trước hết trách nhiệm thuộc về lực lượng biên phòng. “Kiểm lâm chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm khu vực trong nội địa”, ông Thành nói và ngay lập tức gọi điện báo cho ông Phan Thanh Minh, đồn trưởng cửa khẩu phụ Thanh xin phối hợp lên phương án hỗ trợ thực hiện việc ngăn chặn. Trong khi đó, ông Trần Văn Mạnh, Trưởng Công an huyện Hướng Hóa khẳng định: “Việc chống buôn lậu được lược lượng công an thường xuyên triển khai. Riêng mặt hàng gỗ nếu qua tuần tra, kiểm soát phát hiện gỗ không rõ nguồn gốc, chúng tôi sẽ tiến hành bắt giữ ngay và không loại trừ một đối tượng nào”.
Theo Hiền Lương
Đất Việt

Đọc thêm