Góp ý dự thảo Luật Khiếu nại, sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Dân sự

Ngày 15-10, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Khiếu nại, sửa đổi Bộ Luật Tố tụng dân sự.

Ngày 15-10, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức lấy ý kiến dự thảo Luật Khiếu nại, sửa đổi Bộ Luật Tố tụng dân sự.

Các ý kiến đồng tình điểm mới của dự thảo lần này khác với Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành là khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người khiếu nại có thể lựa chọn một trong hai cách: Một là khiếu nại đến người có quyết định hành chính, hành vi hành chính; hai là khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp luật. Dự thảo lần này có những quy định tạo sự bình đẳng hơn về mặt pháp lý giữa người khiếu nại, bị khiếu nại, bảo đảm tính khách quan, công khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại.

Trình tự thủ tục đơn giản hơn, thời gian giải quyết ngắn hơn. Các ý kiến góp ý dự thảo quy định mức độ  xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với người có trách nhiệm thụ lý và giải quyết khiếu nại là quá nhẹ bởi vì hậu quả không giải quyết khiếu nại là hết thời hiệu. Mức kỷ luật khiển trách đối với hành vi làm sai lệch hồ sơ, bao che cho người bị khiếu nại là quá nhẹ. Đề nghị nâng mức kỷ luật cao hơn. Cần quy định tổ chức gặp gỡ đối thoại giữa hai bên khiếu nại và người giải quyết khiếu nại ngay từ lần khiếu nại đầu tiên. Dự thảo quy định thời hạn giải quyết khiếu nại từ 10 đến 15 ngày là quá ngắn. Cần quy định chặt chẽ rằng đã tiếp nhận giải quyết khiếu nại thì phải giải quyết và công bố quyết định giải quyết khiếu nại đúng thời hạn quy định.

Góp ý sửa đổi Bộ Luật Tố tụng dân sự (TTDS), các ý kiến đồng tình dự thảo sửa đổi Bộ Luật TTDS có nhiều điểm mới.  Trong đó tòa án có quyền tuyên hủy quyết định hành chính trái pháp luật khi xét xử án dân sự. Người được ủy quyền có quyền viết đơn khởi kiện và quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc cung cấp chứng cứ và chịu trách nhiệm về việc này. Dự thảo sửa đổi Bộ luật cũng quy định Viện Kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên tòa dân sự nhằm thực hiện chức năng giám sát xét xử theo quy định pháp luật.

Các ý kiến đề nghị cho phép tòa án xử vắng mặt bị đơn sau khi đã gửi giấy triệu tập hợp lệ. Không chỉ vì vắng mặt một bị đơn mà hoãn cả phiên tòa gây tốn kém. Đề nghị đưa vào quy định tòa án có quyền chỉ định Trung tâm thẩm định giá tham gia định giá tài sản theo giá thị trường tại thời điểm xét xử. Như vậy mới bảo đảm quyền, lợi ích của công dân. Đề nghị bỏ Điều 269 do quy định không hợp lý. Bị đơn phải chịu án phí đến 2 lần sau khi đã tự hòa giải rút đơn kiện ở phiên xử phúc thẩm.    

S.T

Đọc thêm