Số cây xanh trên trồng trong 5 năm tới. Trong đó, trồng bổ sung hơn 1.000 cây xanh ở khu vực phố cổ.
Cũng theo Chủ tịch Chung, sau một tháng tạm dừng, TP sẽ tiếp tục duy tu, duy trì cây xanh để làm đẹp thành phố hơn trước đây, trồng cây xanh nhiều hơn, tiến hành thiết kế dải phân cách giữa ở các đường phố gồm 4 tầng cây, bao gồm một tầng cây xanh và 3 tầng cây hoa.
Chính quyền Thủ đô cũng sẽ tiến hành là hạn chế tối đa cắt tỉa cây xanh và cỏ bằng phương pháp thủ công, chuyển sang cơ giới hoá.
Cũng tại buổi làm việc, Báo cáo với Tổ công tác, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: theo thống kê, chi phí duy tu, duy trì cây xanh trên địa bàn thành phố năm 2011 là 215 tỷ đồng, đến năm 2016 dự toán lên đến 886 tỷ đồng. Số tiền này là duy tu, duy trì cây xanh, trồng vườn hoa, thảm cỏ, không phải cắt tỉa cây xanh.
Từ trước tới nay, việc cắt tỉa chỉ thực hiện khi đến mùa mưa bão hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng. Chủ tịch Chung cho biết thêm, tham gia lĩnh vực cây xanh ở Hà Nội có đến 24 doanh nghiệp (DN), trong đó chỉ 3 DN công ích, còn lại là các DN xã hội hoá nhưng đều thực hiện từ nguồn ngân sách.
Trước tình trạng đó, tập thể lãnh đạo thành phố đã họp với các DN và thấy chi phí như trên là không hợp lý, yêu cầu tính lại đơn giá định mức. Kết quả là giảm từ 886 tỷ còn 178 tỷ đồng, tiết kiệm 708 tỷ.
Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Dũng đề nghị TP cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt 4 nhóm vấn đề đã được Thủ tướng chỉ đạo nêu ở trên. Cụ thể: đối với an toàn thực phẩm, cần kiểm soát chặt chẽ các khu lò mổ gia súc, gia cầm cũng như giám sát chặt chẽ các đầu mối tiêu thụ rau củ quả. Về gian lận thương mại, chống buôn lậu cần quan tâm kiểm soát hàng giả, hàng nhái; lĩnh vực giao thông, cần có biện pháp mạnh hơn đặc biệt là việc xử lý xe công nông, xe ba gác chở hàng cồng kềnh gây ra những vụ việc thương tâm như vừa qua; ngoài ra, cần quan tâm tới xã hội hóa các dịch vụ công…