Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm đã họp sáng nay (25-2) và thống nhất phương án đưa “cụ” rùa Hồ Gươm lên bờ để chữa trị vết thương.
|
Ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cho hay, việc khám chữa “cụ” rùa sẽ được tiến hành ngay tại chỗ, bằng cách đưa “cụ” lên chân tháp, chứ không di dời “cụ” khỏi khu vực ngoài Hồ Gươm.
Về phương án đưa “cụ” lên bờ, ông Rao cho hay, kế hoạch đưa ra sẽ phù hợp với tập tính và đặc điểm Hồ Gươm. Một là đợi rùa nổi lên sẽ tiến hành bắt; hai là sẽ đặt hệ thống lưới chìm ở những khu vực mà rùa thường xuyên xuất hiện như khu vực gần nhà hàng Thủy Tạ, Hapro…
Về phương án đưa “cụ” lên bờ, ông Rao cho hay, kế hoạch đưa ra sẽ phù hợp với tập tính và đặc điểm Hồ Gươm. Một là đợi rùa nổi lên sẽ tiến hành bắt; hai là sẽ đặt hệ thống lưới chìm ở những khu vực mà rùa thường xuyên xuất hiện như khu vực gần nhà hàng Thủy Tạ, Hapro…
Cụ thể, việc đưa “cụ” rùa lên bờ sẽ được tiến hành ngay từ hôm nay. Ngoài ra, hệ thống lưới chìm cũng sẽ được tiến hành lắp đặt ngay ở những khu vực trên.
Song song với kế hoạch đưa "cụ" lên bờ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành cải tạo ngay chân Tháp Rùa, tạo cơ hội cho “cụ” có chỗ phơi nắng. Bên cạnh đó, việc cải tạo, nạo vét Hồ Gươm cũng cần được quan tâm. Tuy nhiên, theo ông Rao, việc cải tạo này cần theo lộ trình chứ không thể tiến hành trong một sớm một chiều.
Khi đưa được “cụ” rùa lên bờ, một hội đồng gồm bác sĩ thú y, các chuyên gia thủy sản, các nhà sinh học… cũng sẽ được lập ra để xem xét vết thương cho “cụ” và tìm cách cứu chữa.
Phát biểu sau buổi họp, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, thành viên Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm, cho hay, sức khỏe “cụ” rùa đến thời điểm này đã báo động nguy cấp, vì thế việc thống nhất phương án cứu “cụ” là điều vô cùng cần thiết. Theo ông, nhiều ý kiến đưa ra tại buổi hội thảo ngày 15-2 không khả thi, không phù hợp với đặc tính “cụ” rùa.
Song song với kế hoạch đưa "cụ" lên bờ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành cải tạo ngay chân Tháp Rùa, tạo cơ hội cho “cụ” có chỗ phơi nắng. Bên cạnh đó, việc cải tạo, nạo vét Hồ Gươm cũng cần được quan tâm. Tuy nhiên, theo ông Rao, việc cải tạo này cần theo lộ trình chứ không thể tiến hành trong một sớm một chiều.
Khi đưa được “cụ” rùa lên bờ, một hội đồng gồm bác sĩ thú y, các chuyên gia thủy sản, các nhà sinh học… cũng sẽ được lập ra để xem xét vết thương cho “cụ” và tìm cách cứu chữa.
Phát biểu sau buổi họp, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Đình Đức, thành viên Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm, cho hay, sức khỏe “cụ” rùa đến thời điểm này đã báo động nguy cấp, vì thế việc thống nhất phương án cứu “cụ” là điều vô cùng cần thiết. Theo ông, nhiều ý kiến đưa ra tại buổi hội thảo ngày 15-2 không khả thi, không phù hợp với đặc tính “cụ” rùa.
“Việc đưa cụ rùa lên chân tháp là việc phải triển khai ngay lập tức,” ông Đức khẳng định.
Vietnam+