Hải Dương “quên” không khai báo ca bệnh truyền nhiễm?

(PLVN) - Giám sát, quản lý các ca bệnh truyền nhiễm là để bảo vệ cá nhân người bệnh và cả cộng đồng đã được đã được pháp luật quy định rất cụ thể. Đồng nghĩa với việc, nếu đơn vị y tế “quên” báo cáo ca bệnh có thể làm lây lan dịch bệnh ảnh hưởng rất to lớn an ninh trật tự xã hội.
Hải Dương “quên” không khai báo ca bệnh truyền nhiễm?

Theo thông tin trên website của sở  Y tế Hải Dương, tính đến 23/7/2019 tỉnh Hải Dương ghi nhận 189 trường hợp dương tính với virus sởi tăng 183 trường hợp so với cùng kỳ năm 2019.

Các ca bệnh xuất hiện chủ yếu tại 5 ổ dịch: thị trấn kẻ Kẻ Sặt (huyện Bình Giang) 10 ca; xã Minh Hòa (huyện Kinh Môn) 11 ca; công ty TNHH Sao Vàng 27 ca, trường tiểu học xã Tân Hương 16 ca và công ty TNHH Sumidenso (cùng ở huyện Ninh Giang) 9 trường hợp. Các trường  hợp còn lại mắc rải rác tại các địa phương trong toàn tỉnh, không có trường hợp tử vong.

Theo đó, sở Y tế tỉnh Hải Dương khuyến cáo, để chủ động phòng chống dịch, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để nghị trung tâm y tế huyện, thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường trường hợp mắc, nghi mắc bệnh truyền nhiễm, lấy mấy gửi về trung tâm để xét nghiệm chuẩn đoán nguyên nhân. Thực hiện nghiêm chỉnh việc khai báo thông tin ca bệnh, cập nhập đầy đủ, chính xác tình hình bệnh truyền nhiễm và thống kê báo cáo theo quy định.

Tuy nhiên, theo nguồn tin của phóng viên báo PLVN có một ca bệnh mặc dù được chuẩn đoán mắc sởi ở Hải Dương nhưng đã không được cơ sở y tế khai báo ca bệnh. Cụ thể, chị V.T.T (SN 1998) là công nhân của công ty Sumidenso (cơ sở tại huyện Ninh Giang) đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang ngày 18/9/2019 được chuẩn đoán mắc bệnh sởi.

Không tìm thấy thông tin về ca bệnh V.T.T trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (baocaobtn.vncdc.gov.vn).
Không tìm thấy thông tin về ca bệnh V.T.T  trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (baocaobtn.vncdc.gov.vn).

Theo ông Nguyễn Đình Thực – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương phân tích: Thông tư số 54/2015/TT-BYT  ngày 28/11/2015 của Bộ Y tế thì bệnh sởi nằm trong nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đơn vị y tế phải báo cáo từng trường hợp khi có chuẩn đoán trong vòng 24h. Theo đó, cơ sở y tế phải báo cáo lên CDC tỉnh và đồng  thời phải thông tin về địa phương để xây dựng các phương án quản lý, giám sát… phòng chống dịch.

Tuy nhiên, trao đổi với ông Trần Văn Hãn – Chủ tịch UBND xã Nghĩa An (nơi cư trú của bệnh nhân), ông Hãn cho biết: Hàng tuần xã đều họp giao ban để nghe các bộ phận thông báo tình hình trong tuần và triển khai hoạt động tuần tới. Tuy nhiên, trong năm 2019 địa phương không nhận được thông tin về ca bệnh V.T.T.

Làm việc với CDC tỉnh Hải Dương, đại diện CDC cung cấp thông tin: Năm 2019, tỉnh Hải Dương có 207 ca dương tính với virus sởi. Song sau khi kiểm tra thông tin trên hệ thống, kiểm tra danh sách các bệnh nhân thì đại diện Trung tâm xác nhận không tìm thấy tên bệnh nhân V.T.T.

Câu hỏi đặt ra là tại sao bệnh nhân V.T.T đến khám bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang và được chuẩn đoán mắc bệnh sởi nhưng Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang “quên” báo cáo ca bệnh trên hay có nguyên nhân gì khác?.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tìm hiểu và thông tin đến bạn đọc.

Đọc thêm