Hành trình kết nối tình yêu

Trở về từ chiến trường Iraq, cựu binh Mỹ Josh Stieber đã biến sự thất vọng của mình đối với các chính sách của chính phủ thành hành động. Anh muốn kết nối với các bạn trẻ, cổ vũ sự sáng tạo để giải quyết những vấn đề mang tính khác biệt, thay vì dùng bạo lực, nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn. Stieber đã gọi chuyến đi khắp đất nước của mình suốt 6 tháng vào năm ngoái, từ Maryland ở Đại Tây Dương đến California ở Thái Bình Dương, là “hành trình kết nối tình yêu”.

Trở về từ chiến trường Iraq, cựu binh Mỹ Josh Stieber đã biến sự thất vọng của mình đối với các chính sách của chính phủ thành hành động. Anh muốn kết nối với các bạn trẻ, cổ vũ sự sáng tạo để giải quyết những vấn đề mang tính khác biệt, thay vì dùng bạo lực, nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn. Stieber đã gọi chuyến đi khắp đất nước của mình suốt 6 tháng vào năm ngoái, từ Maryland ở Đại Tây Dương đến California ở Thái Bình Dương, là “hành trình kết nối tình yêu”.

Hàng ngàn người biểu tình tại Washington với các biểu ngữ: “Hãy đưa quân đội về nước ngay lập tức”, “Chúng tôi cần việc làm, trường học, chứ không phải là chiến tranh”… Ảnh: AP

Hàng ngàn người biểu tình tại Washington với các biểu ngữ: “Hãy đưa quân đội về nước ngay lập tức”, “Chúng tôi cần việc làm, trường học, chứ không phải là chiến tranh”… Ảnh: AP 

Ngày 20-3-2010, đúng 7 năm kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Iraq, trong hàng ngàn người biểu tình ở Washington và New York có cựu binh Stieber. Họ mang theo các khẩu hiệu như “Truy tố ngay ông Bush” và những quan tài làm bằng bìa các-tông được phủ quốc kỳ, đồng thời hô vang khẩu hiệu kêu gọi Tổng thống Barack Obama rút quân khỏi Iraq cũng như Afghanistan. Trong hàng ngàn người biểu tình ấy có không ít những người bạn của Stieber và những người do anh vận động trong “hành trình kết nối tình yêu”. Năm ngoái, Stieber đã đi bộ và đạp xe khắp đất nước để nói về hòa bình và phi bạo lực với những người già, thanh niên mà anh gặp trên đường. Anh đã nói về những trải nghiệm của mình và khát vọng tương lai hòa bình. Cùng đi có Conor Curran - một người bạn ở Toledo, Ohio.

Năm 2006, Stieber tham gia quân đội với hy vọng bảo vệ đất nước, để sự kiện tương tự như vụ khủng bố 11-9 không bao giờ diễn ra nữa. Lúc đó, anh mới 18 tuổi. Đến Iraq vào tháng 2-2007, những gì mà Stieber trải nghiệm tại chiến trường này đã khiến anh thất vọng và nhận ra sự ảo tưởng của mình. “Chúng tôi đã nghĩ rằng sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề này và làm cho thế giới tốt đẹp hơn, nhưng chúng tôi sớm nhận ra mình không thể làm được như thế, trái lại còn làm cho tình hình tồi tệ hơn”, Stieber nói. Cuộc chiến đã chiến hơn 4.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Trong khi đó, số thường dân Iraq thiệt mạng cũng tăng lên đến hàng chục ngàn người. Giờ đây, tại Đài tưởng niệm ở Washington, Stieber cùng các nhà hoạt động cố gắng đếm mỗi nạn nhân vào từng tấm bia mộ, nhưng nhiều người được ghi là “vô danh”.

Kết thúc nhiệm vụ ở Iraq, Stieber trở về nhà, nhưng anh cứ suy nghĩ về những gì mà quân đội Mỹ đã làm đối với các gia đình và người dân Iraq. Các binh sĩ Mỹ đã gõ cửa từng nhà, lùng sục hết nơi này đến nơi khác để tìm kiếm “quân nổi dậy” và bắt giữ người, đôi khi chẳng có lý do gì. “Chúng tôi đã từng mang khát vọng làm cho thế giới tốt đẹp hơn, nhưng cách duy nhất mà chúng tôi nghĩ có thể làm lại là sử dụng bạo lực”, Stieber nói. Và thực tế, 7 năm trôi qua, cuộc chiến chống khủng bố được ông Bush phát động như hành động đáp trả sự kiện 11-9 vẫn chưa đến hồi kết. Một đất nước Iraq vẫn mong manh với bao ngổn ngang sau cuộc chiến 7 năm.

Stieber cho biết anh muốn liên kết hơn nữa với các thanh niên để khuyến khích mọi người tìm những cách tốt hơn để giải quyết sự khác biệt, thay vì dùng bạo lực. Và “hành trình kết nối tình yêu” dường như sẽ không dừng lại khi trái tim của người cựu binh Mỹ này vẫn đập nhịp đập của tình yêu cùng khát vọng hòa bình.

VĨNH AN

Đọc thêm