Hoà Bình: Tập trung cao cho thực hiện chính sách dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau 3 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả tích cực.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả tích cực. (Ảnh: PV)
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả tích cực. (Ảnh: PV)

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp, sự quan tâm phối hợp thực hiện của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, 3 năm qua, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đạt được những kết quả tích cực.

Ban Dân tộc đã tích cực, chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai kịp thời, tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành. Các văn bản là cơ sở quan trọng để tiến hành tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2025.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, với mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 toàn tỉnh giảm 33 số xã đặc biệt khó khăn, 50% số thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 và Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình đã giảm 8/59 xã đặc biệt khó khăn, còn lại 51 xã đặc biệt khó khăn.

UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố phối hợp thống nhất, xây dựng phương án phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025; việc xây dựng kế hoạch vốn của Chương trình trên cơ sở nguyên tắc tiêu chí, định mức vốn và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương đã được HĐND tỉnh thông qua.

Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 tổng kinh phí hơn 1.500 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương hơn 1.400 tỷ đồng; nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương 144,5 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách tỉnh trên 8,7 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện trên 135,7 tỷ đồng.

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hạ tầng đường giao thông nông thôn được cải thiện. (Ảnh: Lê Huệ)

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hạ tầng đường giao thông nông thôn được cải thiện. (Ảnh: Lê Huệ)

Theo Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu nguồn lực để thực hiện Đề án của tỉnh Hòa Bình là gần 9.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn được Trung ương đã giao và dự kiến giao cho tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2021 - 2025 chỉ đạt khoảng 30% nhu cầu của tỉnh, vì vậy việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình gặp rất nhiều khó khăn.

Chương trình đã triển khai thực hiện 10 dự án và 16 tiểu dự án, 36 nội dung đầu tư khác nhau được tích hợp từ nhiều chính sách dân tộc. Tính đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt 32,29%; nguồn vốn sự nghiệp đạt 13,52%.

UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo thực hiện thường xuyên, tập trung cao cho công tác tuyên truyền, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các sở, ban, ngành, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, truyền thông bằng nhiều hình thức về quan điểm đường lối của Đảng, thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng thời thông báo công khai kế hoạch, danh mục và vốn đầu tư của Chương trình để nhân dân, cộng đồng biết và cùng chung tay thực hiện, đồng thời tự kiểm tra, giám sát. Công tác tuyên truyền, vận động giúp cán bộ, nhân dân có nhận thức đúng về thực hiện các dự án thuộc Chương trình, khơi dậy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong nhân dân, tạo động lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Đọc thêm