Chị Giang cho biết trong lúc đang chuẩn bị đi làm, bất chợt phát hiện trước ô cửa nhỏ một sự khác lạ. Đến gần chị không tin vào mắt mình, vì đã có dịp thấy loài hoa linh thiêng này trên mạng nói rất nhiều. Điều đặc biệt là số bông hoa nở trùng hợp với số tuổi của chị Hiền.
Chị Hiền còn cho biết thêm: "Không biết là loài hoa này có thật sự đúng như những gì báo chí đã thông tin, nhưng khi lấy tay chạm nhẹ vào thì như có cảm giác mềm mại và dễ chịu, cảm nhận một mùi thơm tinh khiết lan tỏa từ loài hoa này, phải nhất quyết sờ vào dù chỉ một lần trong đời””.
|
Những bông hoa này xuất hiện ở ô cửa nhỏ trong căn phòng trọ của chị Hiền. Căn phòng trọ này chị Hiền thuê ở để đi làm 2 năm nay. |
Kinh văn nhà phật đều có nói về loài hoa Ưu Đàm thường tượng trưng cho những gì hiếm có khác thường, chỉ trên tiên giới, không có ở trần gian.
Theo sự cảm nhận và quan sát của chúng tôi, đây là một loài hoa mọc thành cụm, các cọng mọc rất đều nhau, các cọng li ti, rất dẻo dai, bông hoa trắng ngần, toát lên sự thanh cao hiếm thấy.
Đem sự thắc mắc hỏi về sự kỳ lạ của loài hoa này, vị nhà sư Thích Truyền Tứ trụ trì chùa Huyền Trang ở Chùa Lá (Nhà Bè, Tp.HCM) cho biết: “Theo truyền thuyết của nhà Phật thì loài hoa này có thật, nhưng có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là hoa Ưu Đàm xuất hiện liên tục từ năm 2013 đến nay, xem như là một điềm lành. Và năm 2014 Việt Nam vinh dự tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc thì việc hoa Ưu Đàm nở lại càng minh chứng cho điềm lành đó”.
Truyền thuyết kể rằng hoa Ưu Đàm Bà La (Udumbara) 3.000 năm mới nở một lần. Điều đáng chú ý là trong những năm gần đây, hoa Ưu Đàm đã được nhìn thấy khai nở ở nhiều nơi trên thế giới, mang truyền thuyết trở thành hiện thực.
Vào tháng 7 năm 1997 đánh dấu truyền thuyết về hoa Ưu Đàm được chứng thực khi 24 bông hoa Ưu Đàm đã được phát hiện mọc trước mọc trước ngực bức tượng đồng vàng Như Lai đặt trong phòng Phương trượng tại một ngôi chùa ở Hàn Quốc. Những bông hoa sau đó đã được tìm thấy ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ... Như vậy việc hoa Ưu Đàm Bạt La khai nở có ý nghĩa gì?
Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Ân Nghĩa” của nhà Phật viết: “ Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.
Tức là, theo Kinh Phật viết, sự khai nở của hoa Ưu Đàm báo hiệu Đức Chuyển Luân Pháp Vương đã tới thế gian con người. Nói cách khác, Phật Thích Ca Mâu Ni đã có dự ngôn từ rất lâu để nói với con người thiên cơ rằng hoa Ưu Đàm sẽ khai nở khi Đức Chuyển Luân Thánh Vương truyền Pháp độ nhân.
Theo Kinh Phật, Đức Chuyển Luân Thánh Vương, cũng giống như một vị Phật, mang theo 32 đặc điểm tướng mạo (Tam Thập Nhị Tướng) và 7 điều quý giá (thất bảo). Ngài là “Lý tưởng Vương”, trị vì thế giới bằng cách xoay chuyển Pháp Luân để chỉnh lại Pháp dựa trên chính nghĩa thay vì vũ lực. Dù là người của tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo hay các tôn giáo khác – bất cứ ai có thể lấy từ bi để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương.
Kinh Phật Vô Lượng Thọ cũng ghi lại rằng “con người sẽ phát hiện ra rằng hoa Ưu Đàm là một dấu hiệu tiên tri”. Sự khai nở của hoa Ưu Đàm, một sự kiện hy hữu chỉ xảy ra 3000 năm một lần, là một dấu hiệu cho thấy thời kỳ Phật Pháp hồng truyền tại thế để độ nhân đã bắt đầu.
Hoa Ưu Đàm cũng thấy mọc trên các loại thực vật khác, kim loại, kính, thân cây, và cả tượng Phật. Nên cũng có nhiều ý kiến trái chiều của một số nhà nghiên cứu khoa học về sinh vật hoc... về loài hoa “ kỳ bí” này.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nghĩ rằng người ta đã nhầm lẫn trứng của một loại côn trùng gọi là Green lacewing (Chrysopa) với hoa Ưu Đàm bởi vì cả hai có bề ngoài giống nhau.
Ấu trùng của con Lacewing được gọi là Aphid Lions. Khi đẻ trứng, con cái tiết ra một chất keo dính và nâng bụng của nó lên để tạo thành một cuống mỏng. Các trứng màu trắng được đẻ vào cuống mỏng này để giữ cho các ấu trùng không ăn thịt lẫn nhau sau khi nở. Loại hoa được cho là Ưu Đàm cũng có kích thước tương tự như trứng lacewing và cũng nằm trên một cuống mỏng.
Ông Lý, một người dân ở Malaca, Malaysia, đã phát hiện ra cả hoa và cả trứng. Phát hiện này có thể minh chứng rằng loại hoa được tin là hoa Ưu Đàm không phải là trứng lacewing.
Vào ngày 25/6/2009, ông Lý và một vài người bạn đã để ý thấy hơn 20 bông hoa trắng nhỏ trên các lá bưởi dọc theo con đường trên đồi St. Paul, một thắng cảnh ở Malaca. Thoạt nhìn, chúng giống như những bông hoa Ưu Đàm huyền thoại.
Do sự tương đồng đến bất ngờ của hoa Ưu Đàm và trứng lacewing, ông Lý đã đem các bông hoa này đến chỗ một người bạn và họ quan sát các bông hoa bằng kính hiển vi, các cánh hoa và nhụy được nhìn thấy rất rõ ràng. Các bức ảnh này đã đưa ra bằng chứng vững chắc rằng thứ mà họ nhìn thấy chính là các bông hoa.
Người viết bài, khi tiếp nhận thông tin đã theo dõi rất nhiều ngày về sự thật loài hoa này thì thấy các bông hoa vẫn trắng tinh khiết, vẫn có cái gì đó lung linh kỳ diệu, thanh thoát kỳ lạ. Mong những thông tin gửi tới bạn đọc như là “thiên cơ” dự báo, hy vọng các nhà khoa học sẽ cùng nhau làm sáng tỏ để dư luận có cái nhìn đúng đắn về loài hoa “linh dị” này.
Mặc dù cho đến nay, bức màn bí mật về sự kỳ bí về loài hoa này chưa được vén lên nhưng những sự kiện vừa xảy ra một vài nơi trên thế giới cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam. Đặc biệt chúng ta vừa tổ chức lễ Phật Đản thế giới như chứng thực một chứng thực rõ ràng, loài hoa Ưu Đàm Bạt La sẽ mang đến sự phồn thịnh, sự an lành cho đất nước Việt Nam như trong Kinh Phật đã nói về sự tiên tri rất rõ ràng./.