Các nhà lãnh đạo ASEAN quyết định lùi việc ra mắt Cộng đồng ASEAN (AEC) trong 12 tháng, từ ngày 31/1 đến ngày 31/12/2015, để chuẩn bị các quy định cần thiết.
|
ASEAN sẽ hoãn thời điểm triển khai AEC. Ảnh: Bangkok Post |
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith cho biết, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí rằng AEC sẽ ra mắt vào ngày 31/1/2015.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Surapong Tovichakchaikul, các bộ trưởng kinh tế ASEAN trước đó đã đồng ý về việc ra mắt AEC vào ngày 1/1/2015. Tuy nhiên, các bộ trưởng ngày 18/11 đều nhất trí rằng các nước thành viên ASEAN còn rất nhiều việc cần phải làm để có thể hoàn thành việc triển khai AEC. “ASEAN quan tâm nhiều về bản chất hơn là ngày tháng” – Bộ trưởng Surapong nói.
Thủ tướng Lào gợi ý, AEC có thể được ra mắt vào ngày đúng ngày ASEAN 8/8/2015. Tuy nhiên, ông Surapong cho hay, Campuchia - nước đang giữ cương vị chủ tịch luân phiên của ASEAN – đã quyết định ngày triển khai xây dựng AEC là ngày 31/12/2015.
Ông Surapong cho biết, một số nhà lãnh đạo nói rằng họ vẫn còn nhiều việc phải hoàn thành, trong đó có yêu cầu về việc cấp thị thực cho người dân trong khối ASEAN đi lại trong khu vực. Các nguồn tin ngoại giao cho biết, các nước ASEAN đã hoàn thành khoảng 72% kế hoạch chi tiết về kinh tế để gia nhập AEC.
“Không giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng áp lực kinh tế”
Trong một thông điệp được cho là nhằm thẳng vào Trung Quốc, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại cuộc họp ASEAN – Nhật Bản lần thứ 15 diễn ra ngày 19/11 đã thúc giục các nước ASEAN không sử dụng áp lực kinh tế để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Theo ông Aquino, các cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên khuôn khổ luật pháp chứ không phải là cưỡng chế về kinh tế. “Tất cả chúng ta phải làm việc để đảm bảo rằng các cơ chế sẽ được đưa ra và được sử dụng để giải quyết căng thẳng, và để đảm bảo rằng áp lực về kinh tế - mà đôi khi có thể được coi là cưỡng chế - sẽ không được sử dụng như là một cách tiếp cận để giải quyết tranh chấp”, ông Aquino nói.
Ông Aquino sau đó đã khẳng định lập trường của Philippines rằng tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Minh Ngọc (theo Bangkok Post, Philippines Daily Inquirer)