Ham muốn tình dục là ham muốn bản năng nhất của con người, là cơ sở để duy trì giống nòi. Nhưng khi ham muốn thái quá thì là bệnh.
Đến một ngày mệt mỏi mới chợt nhận ra mình đang đánh mất quá nhiều cho những con số. Thấy sợ, cảm giác ăn năn đeo bám nhưng không có cách gì dừng lại được. Nó như một thói quen, nhu cầu như cơm ăn nước uống. Đến nước này thì thành bệnh nhân, gõ cửa phòng khám xin được tư vấn điều trị.
|
Không chỉ có nam mà nữ cũng mắc nghiện, cũng không phải là tự nguyện đi khám mà một người bạn dẫn đến trong tình trạng âm đạo viêm nhiễm, tổn thương nhiều chỗ.
Bệnh án ghi: nữ, 29 tuổi, đã có một con, nhu cầu tình dục 2 lần/ ngày. Trước những yêu cầu thường xuyên liên tục của vợ, anh chồng đã dùng các cách mà không trả đủ bài. Đành li dị cho yên thân.
Không chồng không con, không có gì để mất, chị thả mình trong những mối quan hệ mới, liên tục thay đổi. Sẵn có điều kiện, có thu nhập chị lập hẳn một trang web, một số điện thoại riêng chỉ để phục vụ chuyện ấy: “lúc nào em cũng chỉ thèm giai thôi” là nick của chị.
Hậu quả
Cũng giống như những loại nghiện khác, nghiện tình dục cũng liên tục đòi hỏi tăng liều để thỏa mãn cơn nghiện. Nếu nghiện rượu người ta tìm đến cơn say để quên đi cái gì đấy thì nghiện tình dục lại là tìm đến cảm giác thăng hoa.
Sự đòi hỏi của dục vọng luôn tăng lên. Đầu tiên là tăng số lần quan hệ của những người bạn tình cũ, rồi tăng số bạn tình. Lúc đầu là còn kiểm soát nhưng khi không được đáp ứng thường xuyên thì những bạn tình có thể là bất kì ai.
Khi cơ thể luôn luôn phải hoạt động để đáp ứng những đòi hỏi như thế thì tình trạng suy kiệt, viêm nhiễm là thường xuyên xảy ra. Và khi nó đi vào mất kiểm soát thì những căn bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV có thể thăm viếng bất cứ lúc nào.
Đấy là những hậu quả về mặt sức khỏe, còn về mặt xã hội nữa. Mặc dù xã hội có sự mở cửa, thông thoáng hơn trong quan điểm thì những quan hệ kiểu buông trôi như thế cũng là rất khó chấp nhận. Phải vượt qua rào cản gia đình, bạn bè… Thời gian đầu tư để có những mối quan hệ. Sức khỏe có giới hạn…
Phần lớn những người được đưa đi khám và điều trị không phải là do người bệnh nhận thấy có vấn đề sức khỏe và phải đi khám bệnh mà thường do gia đình, người thân, người yêu đưa đi.
Khi bệnh mới bắt đầu, khả năng tự kiểm soát còn tốt thì điều trị khá dễ dàng. Nhưng khi bệnh đã nghiêm trọng, có những rối loạn hành vi đi kèm theo các tổn thương của cơ thể thì quá trình điều trị khá phức tạp.
Tự nhận biết những hành vi nguy cơ để việc điều trị sớm hơn, dễ dàng hơn.
1- Bạn có che giấu người thân của mình về những bí mật yêu đương hay tình dục của bản thân không? Bạn có đang sống cuộc sống “hai mặt” không?
2- Có khi nào bạn bị thôi thúc phải thực hiện hành vi tình dục ở những nơi chốn hay trong tình huống hoặc với những đối tượng mà trong điều kiện bình thường bạn sẽ không làm thế?
3- Bạn có thường chủ động tìm kiếm các bài báo, hình ảnh hay phim kích dục từ báo, tạp chí hay các phương tiện truyền thông khác không?
4- Bạn có cảm thấy là các suy nghĩ về tình yêu hay tình dục gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ cá nhân hay khả năng giải quyết các khó khăn của bạn?
5- Bạn có thường muốn xa lánh bạn tình sau khi đã quan hệ tình dục? Bạn có thường cảm thấy hối hận, xấu hổ hay tội lỗi sau một cuộc quan hệ tình dục?
6- Để đạt đến cùng mức độ kích thích và thoải mái bạn có phải áp dụng nhiều kiểu hơn hay gia tăng tần suất các hoạt động yêu đương hay tình dục?
7- Việc theo đuổi các hoạt động yêu đương hay tình dục có gây ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần của bạn không?
8- Sau các hoạt động yêu đương hay tình dục bạn có bao giờ cảm thấy tuyệt vọng, thờ ơ xa lánh mọi người hay muốn tự tử không?
Khi có hơn hai câu trả lời là CÓ thì bạn nên đi khám và được tư vấn điều trị.
[links()]
Theo BS. Đỗ Tiến Dũng
Người đẹp Việt Nam