"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Bảo đảm thực hiện quyền và trách nhiệm của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng là vấn đề quan trọng trong cải cách tư pháp, đồng thời có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đó là yêu cầu tất yếu khách quan để bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Xét xử sơ thẩm là giai đoạn trung tâm, thể hiện bản chất của hoạt động tố tụng hình sự, có vai trò quyết định trong giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động bào chữa của luật sư trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng là cần thiết, mang tính tất yếu khách quan.

Bảo đảm thực hiện quyền và trách nhiệm của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng là vấn đề quan trọng trong cải cách tư pháp.

Bảo đảm thực hiện quyền và trách nhiệm của luật sư trong hoạt động tố tụng nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng là vấn đề quan trọng trong cải cách tư pháp.

Khi tham gia giai đoạn xét xử sơ thẩm, trong phạm vi được pháp luật cho phép, luật sư bào chữa có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện các hoạt động nghề nghiệp khác nhau nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo một cách có hiệu quả.

Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thể hiện trong các giai đoạn khác nhau: trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm và sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Các hoạt động này thể hiện cụ thể khác nhau, tùy theo nhiệm vụ tố tụng, thủ tục tố tụng của mỗi giai đoạn.

Nội dung cuốn sách nhấn mạnh việc tham gia tố tụng của luật sư bào chữa là sự giám sát tốt nhất các hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án; đấu tranh với những hành vi sai trái để bảo vệ mục đích cuối cùng của quá trình tố tụng hình sự là giải quyết vụ án một cách khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Bên cạnh đó, luật sư bào chữa có nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp luật định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị can, bị cáo không có tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo... Hoạt động bào chữa của luật sư cũng góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, chính xác, hợp tình, hợp lý, hợp pháp; giúp Tòa án cân nhắc, xem xét để đưa ra phán quyết có sức thuyết phục và tiếp tục nâng cao hiệu quả của pháp luật tố tụng hình sự.

Tác giả trình bày nội dung cuốn sách trong 3 chương. Cụ thể:

- Chương 1: Một số vấn đề chung về hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Chương 2: Thực tiễn thực hiện hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Cuốn sách được phát hành tại Nhà xuất bản Tư pháp: Số 35 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội; hoặc số 200C, đường Võ Văn Tần, phường 5, quận 3 TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0989819688.

Đọc thêm