Học sinh ’làm người lớn’ mà không bối rối

Những video clip tung lên mạng mỗi ngày thêm dày đặc, nào nữ sinh đánh nhau, những cô bé, cậu bé học cấp 2 còn mặc đồng phục với những màn “khóa môi” cháy bỏng ở một góc khuất nào đó, thậm chí ngay trong lớp, trước sự chứng kiến của các bạn như để khẳng định tình yêu của mình. Chẳng hề vụng về, chẳng hề bối rối...

Những video clip tung lên mạng mỗi ngày thêm dày đặc, nào nữ sinh đánh nhau, những cô bé, cậu bé học cấp 2 còn mặc đồng phục với những màn “khóa môi” cháy bỏng ở một góc khuất nào đó, thậm chí trong lớp, trước sự chứng kiến của các bạn như để khẳng định tình yêu của mình. Chẳng hề vụng về, chẳng hề bối rối...

Năm học này được ngành giáo dục khẳng định là năm đưa kỹ năng sống vào trường học, tiến tới sẽ đưa môn học này thành môn chính khóa từ lớp 1 tới lớp 12. Trong khi đó, nếu cứ lên mạng, vào các clip, lên các trang diễn đàn, vào facebook..., thì rõ ràng học sinh (HS) thời @ không hẳn thiếu kỹ năng sống, mà nhiều cái còn thừa nữa, còn đi trước lứa tuổi, đi quá mức cần thiết.

Màn “khóa môi” được cho là của hai học sinh cấp 2
Màn “khóa môi” được cho là của hai học sinh cấp 2.

Ăn chơi sành điệu, chuyện gì ở đâu cũng biết, cái gì của xã hội, của người lớn cũng tỏ tường, cũng có thể làm theo thì khỏi bàn... Nhiều người cho rằng, cái cần ở HS hiện nay là làm sao các em hãy trong trắng, hồn nhiên đúng với tuổi của mình, trau dồi kỹ năng học tập hiệu quả và sống chân thật giản dị.

Trong khi đó, ngay những người làm sách còn lẫn lộn giữa “giá trị sống” với “kỹ năng sống”. Họ quan niệm kỹ năng sống là những “kỹ năng tâm lý” như xác định giá trị bản thân, tự tin, kiên định... “Tự tin”, “kiên định” làm sao mà là kỹ năng được? Đó là những “giá trị sống”, là nhân cách!

Phải làm sao để học sinh hứng thú, say mê học tập, tha thiết tìm kiếm những giá trị đích thực, thắp sáng tâm hồn các em bởi những ý tưởng cao đẹp chứ không chỉ là những bài học khuôn cứng, các thầy cô chỉ mải chạy theo rèn chữ mà quên rèn người.

Cũng như mỗi ngày đến trường, các em không phải nghe những câu thành tích đại loại như trường chúng ta là số một thành phố, chúng ta phải tự hào, phát huy... Tất nhiên là tự hào rồi nhưng không phải mỗi ngày các em phải nhào theo số lượng, quá tải... cái gì cũng học, nhưng tất cả chỉ để cho biết vậy thôi và những cái cặp của HS thì luôn quá nặng.

Hơn nữa, trong trường Tiểu học hiện nay đã dạy 8-9 môn, trường Trung học dạy 13-14 môn. Mỗi môn học, bài học đều có mục tiêu phải đạt được về cả ba mặt: Kiến thức, thái độ, kỹ năng. Ba mặt đó được hình thành, gắn kết thống nhất với nhau trong từng bài học, môn học.

Vậy thì thêm một môn học nữa có cần không, khi mà kỹ năng được hình thành từ nhân cách sống. Nếu tâm hồn các em trống rỗng, không được hình thành nên từ những giá trị, nhân cách, các em chạy theo trào lưu, theo bản năng lạnh lùng của game thủ, theo cách các em hành xử với nhau là điều khó tránh... Nếu cứ lên blog của một đứa trẻ, mỗi chúng ta sẽ bối rối...

Miên Thảo

Đọc thêm