Phòng họp Hội nghị Bộ tưởng Tài chính G20 đang nóng lên khi mối đe dọa của việc các bên sử dụng đơn vị tiền tệ để áp dụng chính sách bảo hộ trá hình đang hiển hiện, trong bối cảnh cuộc đọ sức giữa Mỹ-Trung trên mặt trận tiền tệ chưa ngã ngũ.
Trọng tâm cuộc họp
Bộ tưởng Tài chính G20 cùng với một số lãnh đạo các ngân hàng trung ương, đại diện các thể chế tài chính quốc tế ngày 22/10 bắt đầu nhóm họp tại Gyeongju, Hàn Quốc, để chuẩn bị cho thượng đỉnh G20 tại Seoul sắp tới, trong bối cảnh trận chiến hối đoái càng thêm rõ nét.
Trọng tâm cuộc họp
Bộ tưởng Tài chính G20 cùng với một số lãnh đạo các ngân hàng trung ương, đại diện các thể chế tài chính quốc tế ngày 22/10 bắt đầu nhóm họp tại Gyeongju, Hàn Quốc, để chuẩn bị cho thượng đỉnh G20 tại Seoul sắp tới, trong bối cảnh trận chiến hối đoái càng thêm rõ nét.
|
Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương khối G20 trong hội nghị tại Gyeongju, Hàn Quốc ngày 22/10/2010 |
Trong phiên họp đầu tiên với chủ đề “Xu hướng và triển vọng của kinh tế thế giới”, các quan chức tài chính cấp cao đã bắt đầu tập trung thảo luận vấn đề tranh chấp tiền tệ sau khi nghe báo cáo về tình hình kinh tế thế giới của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). Tại đây, IMF nhấn mạnh, các nước châu Á cần phải nâng giá trị đồng tiền nội tệ của mình nhằm đối phó với khả năng tính thanh khoản tăng lên, hỗ trợ những động thái gây áp lực của các nước phương Tây như những gì mà Mỹ đã làm đối với Trung Quốc. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đánh giá hiện thế hồi phục của kinh tế toàn cầu đang bị chững lại và các nước cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái để giải quyết vấn đề mất cân bằng của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trọng tâm của cuộc họp Gyeongju cũng như là của thượng đỉnh Seoul sắp tới vẫn là mối đe dọa các bên sử dụng đơn vị tiền tệ để áp dụng chính sách bảo hộ trá hình. Vì vậy, tại cuộc họp, các bên cùng nhau nghiên cứu khả năng cải cách hệ thống tài chính toàn cầu, và Bộ trưởng Tài chính nhóm G20 cũng phải tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa các thành viên trên vấn đề tiền tệ và hối đoái. Các chuyên gia phân tích, hội nghị Gyeongju sẽ thảo luận quyết liệt về chính sách tiền tệ của các nước và vấn đề bất cân bằng thương mại toàn cầu. Theo tài liệu chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 của Liên minh châu Âu (EU), phía EU đang muốn đưa vấn đề bất cân bằng thương mại, tài khoản tiết kiệm của ngân hàng và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch làm chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Seoul. Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Hội nghị G20 cần hành động nhằm buộc các nước chấm dứt điều chỉnh hạ giá đồng tiền của nước mình thấp hơn giá thị trường để tăng tính cạnh tranh về giá cả. Bản dự thảo tuyên bố kết thúc cuộc họp dự kiến đưa ra vào ngày hôm nay, 23/10, đề nghị là các nước phát triển và các nền kinh tế đang trỗi dậy trong khối G20 tránh phá giá đồng tiền để tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu. Trước mắt, Mỹ nêu lên hai đề nghị: Thứ nhất, liên quan đến việc giới hạn mức thâm hụt cán cân vãng lai ở mức tối đa là 4% tổng sản phẩm nội địa (đề nghị này được Washington đưa ra do cán cân vãng lai của Mỹ bị thâm thủng triền miên); Thứ hai, Washington kêu gọi các nước nền kinh tế đang trỗi dậy cải tổ chính sách hối đoái để tiếp sức cho đà phục hồi kinh tế toàn cầu. Mỹ chủ yếu nhắm vào Trung Quốc do Washington luôn tố cáo Bắc Kinh ghìm giá đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ khu vực xuất khẩu. Trên thực tế, cả Mỹ lẫn châu Âu đều cho rằng các quốc gia đang trỗi dậy cần phải nâng giá đơn vị tiền tệ để phản ánh trung thực sức mạnh kinh tế của mình. Trong số các nước đang trỗi dậy, ngoài Trung Quốc, còn phải kể đến cả Hàn Quốc hay Brazil. Tuy nhiên theo nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản thì đề nghị được phía Mỹ nêu lên hôm nay thiếu tính thực tế. Ngoài Nhật Bản, cả Nga lẫn Đức cũng không tin rằng G20 sẽ đạt được đồng thuận trên hồ sơ tiền tệ.Cuộc chiến tiền tệ vừa mở màn hay từ trước đó? Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 lần này diễn ra trong bối cảnh cuộc đọ sức giữa Mỹ-Trung trên mặt trận tiền tệ chưa ngã ngũ, trong khi tại châu Á, chiến tranh tiền tệ dường như đã mở màn vài ngày truớc cuộc họp ở Gyeongju. Hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Yoon Jeung Hyun cho biết chính quyền Seoul đang ráo riết chuẩn bị một loạt các biện pháp nhằm ngăn chặn đà gia tăng của đồng won trong bối cảnh tư bản quốc tế đang ồ ạt đổ vào các thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao như Hàn Quốc. Trong ba tháng vừa qua, đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc đã tăng giá 7,6% so với USD và điều này gây trở ngại cho ngành xuất khẩu quốc gia. Một trong những biện pháp nói trên có thể là xóa bỏ các điều khoản ưu đãi thuế khóa đối với các tập đoàn nước ngoài hoạt động ở Hàn Quốc. Điều khoản này đã được áp dụng từ tháng ba 2009. Bên cạnh đó một khả năng thứ hai đang được Seoul tính đến đó là tăng thuế đối với các nhà đầu tư ngoại quốc mua công phiếu của Hàn Quốc. Theo hãng thông tấn Yonhap, Seoul có thể chính thức công bố và cho áp dụng các biện pháp vừa nêu ngay sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20. Như vậy, cuộc chiến hối đoái bắt đầu manh nha. Hàn Quốc hiện đang bị nhiều đối tác châu Á, đứng đầu là Nhật Bản chỉ trích là đã thường xuyên tung ra thị trường các khoản tiền khổng lồ để giữ giá đồng won ở một mức có thể chấp nhận được. Nhưng chính tại Nhật Bản cũng đang nghẹt thở vì đồng yen tăng giá. Ngày 15/9, chính phủ Nhật bán ra một khối lượng lớn đồng yen để giữ giá đơn vị tiền tệ. Bên cạnh đó từ nhiều năm qua, đây cũng là lần đầu tiên Tokyo quy định một mức tối đa cho phép các nhà đầu tư quốc tế mua công trái của Nhật. Ngoài các nước lớn như Hàn Quốc và Nhật Bản, nhiều nước nhỏ như Thái Lan cũng đã phải can thiệp vào lúc mà cuộc đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc trên mặt trận tiền tệ còn tiếp diễn. Trong khuôn khổ cuộc họp với nhiều lãnh đạo ngân hàng trung ương ngày 18/10 ở Thượng Hải, tổng giám đốc IMF đã cảnh báo “phá rào” trên hồ sơ tiền tệ và ngoại hối đe dọa trực tiếp đến đà phục hồi kinh tế của toàn cầu. IMF tuyên bố như vậy vào lúc giá đồng tiền của nhiều nước Á châu tăng mạnh so với USD, làm phương hại đến khu vực xuất khẩu của các nước trong vùng và khiến nguy cơ lạm phát ngày càng lớn. Tất cả các cuộc tranh cãi hiện nay chung quanh tỷ giá hối đoái diễn ra trong bối cảnh đà phục hồi kinh tế tại các nước công nghiệp phát triển còn yếu kém, trong khi đó các quốc gia đang trỗi dậy lại có tiềm năng phát triển rất cao và đang là những khu vực được coi là năng động nhất toàn cầu. Trong bản báo vừa được công bố ngày 19/10, WB cũng cảnh báo các nước trong khu vực Đông Á trước những rủi ro về phương diện tiền tệ. Theo WB, Đông Á – bao gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Fiji, Lào, Mông Cổ, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon và các nước tiến bộ hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc Singapore, Hồng Kông, và Đài Loan - tiếp tục là khu vực có tỷ lệ tăng truởng kinh tế ngoạn mục nhất thế giới, dự trù là 8,9% cho năm nay. Con số hấp dẫn này sẽ là nguyên nhân khiến tỷ giá hối đoái của các đơn vị tiền tệ khu vực có khuynh hướng tiếp tục gia tăng, đặc biệt là trong lúc mà Mỹ vẫn để ngỏ các cửa cho việc “nới lỏng chính sách tiền tệ” để tiếp sức cho khu vực kinh tế. Điều đó càng cho thấy viễn cảnh cộng đồng quốc tế chứ không chỉ riêng gì châu Á lao vào trận chiến hối đoái càng thêm rõ nét. Như vậy, cuộc chiến này sẽ tăng tốc, chứ không phải mới mở màn ngày hôm qua tại Hàn Quốc, trong khuôn khổ cuộc họp bộ trưởng Tài chính nhóm G20. Những đồn đại cho rằng nhóm G20 đang dàn xếp một thỏa thuận quan trọng nhằm cân bằng lại nền kinh tế toàn cầu đã rộ thêm sau khi Trung Quốc bất ngờ quyết định nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007. Người ta cũng đồn rằng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ lại nới lỏng chính sách tiền tệ, in thêm tiền để mua trái phiếu chính phủ, một biện pháp trả đũa Trung Quốc, nước đang lo ngại đồng USD mất giá.
Theo Hà Khoa
VNN
VNN