Hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự

Chiều ngày 25/1/2011, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành liên quan. Đồng chí Nguyễn Văn Vượng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên chủ trì hội nghị.

Chiều ngày 25/1/2011, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Dự hội nghị có đại diện các sở, ban, ngành liên quan. Đồng chí Nguyễn Văn Vượng, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên chủ trì hội nghị.
Hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự ảnh 1
 

Qua hơn 5 năm thực hiện, Bộ luật tố tụng dân sự đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vao trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự. Bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số quy định đã bộc lộ hạn chế, bất cập, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, hoặc còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ và thiếu rõ ràng. Dự thảo Luật lần thứ 4 sửa đổi, bổ sung 61 điều, bãi bỏ 8 điều, đã góp phần sửa đổi, bổ sung những bất cập, mâu thuẫn, giải quyết những vụ án dân sự nhanh chóng, chính xác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Các đại biểu tham dự hội nghị đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự và cơ bản đồng ý với nội dung Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự, đồng thời đóng góp thêm một số ý kiến vào dự án luật, tập trung vào một số vấn đề chính: Cần quy định chặt chẽ việc sử dụng kết quả định giá, số lượng thành viên hội đồng thẩm định giá tài sản trong quy định về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản tại Điều 92; cần phải quy định cụ thể hơn chế tài khi không thực hiện các quy định về cung cấp chứng cứ; nên đưa quy định về Tòa khu vực vào dự thảo luật; nên đưa ra quy định thẩm quyền tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu và phải có hướng dẫn cụ thể rõ ràng để tránh những tranh cãi trong quá trình áp dụng vì đây là quy định mới; cần mở rộng việc ghi nhận các nguồn lưu trữ chứng cứ tại Điều 228 vì hiện nay xã hội phát triển và số hóa mọi công cụ, việc lưu trữ chứng cứ cũng phải phong phú và hiện đại hơn; quy định rõ trách nhiệm và thời gian Tòa án trả lời văn bản, kiến nghị của Viện kiểm sát tại Điều 21; xem xét lại quy định về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì trên thực tế việc áp dụng biện pháp này chỉ phù hợp với những người có điều kiện và khả năng tài chính…

Đồng chí Nguyễn Văn Vượng thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu các ý kiến tại hội nghị. Các ý kiến sẽ được Đoàn ĐBQH tổng hợp và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong kỳ họp tới.

Đọc thêm