“Hội nghị thượng đỉnh” lão bà về Aids

Cuộc họp độc nhất vô nhị diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8-5 tại Swaziland với sự tham dự của gần 500 bà nội (ngoại) để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ con vì AIDS. Đồng thời đánh động ý thức của thế giới về đại dịch này cũng như lòng hảo tâm để giúp họ vượt qua muôn vàn khó khăn.

Cuộc họp độc nhất vô nhị diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8-5 tại Swaziland với sự tham dự của gần 500 bà nội (ngoại) để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ con vì AIDS. Đồng thời đánh động ý thức của thế giới về đại dịch này cũng như lòng hảo tâm để giúp họ vượt qua muôn vàn khó khăn.

Những đứa trẻ mồ côi cha mẹ sống trong sự chăm sóc nhọc nhằn của bà nội (ngoại).  

Swaziland là một đất nước nhỏ bé nằm ở rìa phía nam châu Phi, là nước bị đại dịch AIDS tấn công nặng nề nhất thế giới. Đây cũng là nơi diễn ra “hội nghị thượng đỉnh” đầu tiên dành cho các bà nội (ngoại) của châu Phi đến để chia sẻ kinh nghiệm nuôi đàn cháu trong hoàn cảnh bản thân họ bị bệnh tuổi già, không còn làm ra tiền nhưng số cháu mất cha mẹ lại quá đông. “Hội nghị” thu hút đến hơn 450 bà từ 12 nước châu Phi là Botswana, Ethiopia, Kenya, Malawi, Mozambique, Namibia, Rwanda, Nam Phi, Tanzania, Uganda, Zambia và Zimbabwe. Dự hội nghị lần này có cả Thủ tướng nước chủ nhà.

Số liệu thống kê mà các tổ chức về AIDS đưa ra chưa thực sự thống nhất nhưng có thể tóm tắt được là có khoảng ¼ lượng người từ độ tuổi 29 tới 49 đã chết vì AIDS. Hậu quả lớn nhất họ để lại không chỉ là lực lượng lao động chủ lực ở lục địa đen suy giảm nghiêm trọng mà họ đẩy gia đình, xã hội bước vào tương lai vô cùng khó khăn. Vợ chết, chồng chết để lại một đàn con nhỏ. Trong gia đình lớn không chỉ có một cặp vợ chồng trẻ chết vì AIDS mà nhiều cặp vợ chồng nữa cũng cùng chung số phận. Mẹ họ là những bà ở tuổi từ 60 trở lên đã không còn đủ sức lao động kiếm tiền, đã chịu những căn bệnh tuổi già như tiểu đường, huyết áp cao nhưng phải chăm sóc đàn cháu nhỏ có khi lên tới 15 đứa. Không tiền, không đủ sức lực, những bà nội (ngoại) đã phải còng lưng vì cháu.

Bọn trẻ đang được tổ chức quốc tế kiểm tra sức khỏe.  

Họ xây dựng một phong trào đoàn kết xuyên suốt châu Phi để vừa trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ nỗi buồn, đồng thời tìm kiếm sự đồng cảm từ các tổ chức tài trợ quốc tế, những tổ chức về AIDS. Họ được xem như những người hùng thầm lặng, những người đã phải hy sinh trong im lặng vì đại dịch AIDS. Không thể hình dung nổi công việc của những người đã chạm tới tuổi “bà” vẫn phải chăm sóc cùng lúc 10 tới 15 đứa cháu nội và ngoại vì cha mẹ chúng ta đã phải “lá xanh rụng trước lá vàng” vì AIDS. Có đến ¼ số người từ 29 tới 49 tuổi ở châu Phi đã chết vì AIDS. Chính vì thế cuộc họp này còn là dịp để đánh thức mọi người hãy ý thức hơn về cuộc sống và kêu gọi lòng từ thiện của mọi người để giúp họ dễ xoay xở hơn trong cuộc sống.

Trong số những người dự “hội nghị” lần này, bà Darlina Tyawana, 63 tuổi người Nam Phi kể lại cuộc sống của mình làm tất cả phải rơi lệ. Những đứa con, dâu và rể của bà chết để lại 6 đứa cháu cho bà chăm sóc. Với khoản tiền còm từ công tác tư vấn AIDS cho mọi người, bà đã cố nuôi các cháu của mình tới trường học hành cùng với bao nhiêu chi phí khác. Cực thì bà chịu được nhưng đau đớn nhất là sau khi chứng kiến những đứa con ra đi vì AIDS thì bà lại cay đắng nhìn những đứa cháu cũng lần lượt rời xa bà vì đã nhiễm bệnh từ trong bào thai.

ANH THƯ


Đọc thêm