Hôm nay – 29/7, 'bộ tứ quyền lực' công nghệ Mỹ điều trần trước Quốc hội

(PLVN) - Hôm nay – 29/7, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần dành cho "bộ tứ quyền lực" của làng công nghệ hiện đại: Amazon, Apple, Facebook và Alphabet. 
CEO của 4 'đại gia' công nghệ thế giới sẽ cùng điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày hôm nay - 29/7.
CEO của 4 'đại gia' công nghệ thế giới sẽ cùng điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày hôm nay - 29/7.

CEO của 4 hãng nói trên – trong đó có 2 người giầu nhất thế giới – sẽ xuất hiện trước một hội đồng chống độc quyền của Ủy ban lập pháp, để trả lời các câu hỏi về cạnh tranh. Hình thức điều trần là trực tuyến do dịch Covid-19.

Trên thực tế, đa số CEO nói trên đều đã từng có trải nghiệm khác nhau với các nhà lập pháp. CEO của Apple Tim Cook từng ra điều trần năm 2013 về các điểm trong chính sách thuế toàn cầu. CEO Alphabet Sundar Pichai điều trần cuối năm 2018 về thực hành dữ liệu và cáo buộc thiên vị chính trị. CEO Facebook Mark Zuckerberg từng bị truy hỏi tới 10 tiếng về vấn đề bảo mật. Trong 4 CEO hôm nay, chỉ có duy nhất CEO Amazon Jeff Bezos – cũng là người giàu nhất hành tinh – chưa lộ diện lần nào trước Quốc hội. 

Trong hơn 1 năm, hội đồng chống độc quyền của Ủy ban lập pháp do Nghị sỹ Đảng Cộng hòa David Ciciline dẫn đầu, đã có 5 cuộc điều trần công khai, 385 tiếng gọi điện, họp báo và họp hành khác, 93 yêu cầu cung cấp thông tin từ các doanh nghiệp mang về hơn 1,3 triệu tài liệu. Lời khai của các CEO trong phiên điều trần ngày 29/7 là đoạn cuối của cuộc điều tra.

Từ trái qua phải, hàng trên: CEO Amazon Jeff Bezos, CEO Apple Tim Cook; hàng dưới: CEO Facebook Mark Zuckerberg, CEO Alphabet Sundar Pichai. Ảnh: CNN
Từ trái qua phải, hàng trên: CEO Amazon Jeff Bezos, CEO Apple Tim Cook; hàng dưới: CEO Facebook Mark Zuckerberg, CEO Alphabet Sundar Pichai. Ảnh: CNN 

Amazon bị chỉ trích vì cáo buộc dùng dữ liệu bán hàng từ người bán bên thứ ba để xác định nên bán mặt hàng nào và o ép các thương gia bán cùng mặt hàng trên Amazon như thế nào. Apple bị đối thủ tố cáo dùng chính sách App Store để hạn chế thiết kế ứng dụng và buộc họ phải dùng kênh thanh toán riêng của Apple. Với sự thống trị của Facebook trong thị trường quảng cáo trực tuyến, họ bị đặt câu hỏi về việc có hay không họ “giết chết” các tờ báo nhỏ lẻ thông qua bóp nghẹt doanh thu quảng cáo và thôn tính startup nhỏ hơn để bóp nát cạnh tranh. Còn Google bị tố ưu tiên dịch vụ “của nhà trồng được” trên trang kết quả tìm kiếm và bị châu Âu phạt vì bán dịch vụ kèm với hệ điều hành Android.

Nhiều chuyên gia cho cho rằng phiên điều trần có thể tạo ra động lực để mở đường cho vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp hoặc các luật sư liên bang. “Tôi cho rằng bản thân sự kiện quan trọng hơn bất kỳ điều gì mà mỗi lãnh đạo sẽ nói. Điều lạ lùng là chúng ta đã trải qua 25 năm mà không có bất kỳ thi hành chống độc quyền nào trong giới công nghệ kể từ vụ Microsoft David Heinemeier Hansson, nhà sáng lập công ty phần mềm quản trị dự án Basecamp chia sẻ.