Các vụ hãm hiếp đang xảy ra hằng ngày tại các khu lều trại sau trận động đất kinh hoàng ngày 12-1.
Một thiếu phụ cần sử dụng nhà vệ sinh, cô đến một căn lều tối tăm và ở đó cô đã bị ba người đàn ông tấn công. Cô tâm sự: “Bọn họ chộp lấy tôi, bịt miệng tôi lại và ... Tôi xấu hổ lắm. Tôi chỉ sợ mọi người biết chuyện và xa lánh”.
Không dám hé môi
Các thiếu phụ, thiếu nữ và cả các bé gái Haiti – vốn đã chịu đau khổ vì mất mát nhà cửa và người thân trong trận động đất – đang trở thành nạn nhân của bọn yêu râu xanh tại các thành phố tràn ngập lều bạt, nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn người. Nữ giới hiện nay dễ gặp nguy hiểm hơn trước nhiều.
Một thiếu phụ cần sử dụng nhà vệ sinh, cô đến một căn lều tối tăm và ở đó cô đã bị ba người đàn ông tấn công. Cô tâm sự: “Bọn họ chộp lấy tôi, bịt miệng tôi lại và ... Tôi xấu hổ lắm. Tôi chỉ sợ mọi người biết chuyện và xa lánh”.
Không dám hé môi
Các thiếu phụ, thiếu nữ và cả các bé gái Haiti – vốn đã chịu đau khổ vì mất mát nhà cửa và người thân trong trận động đất – đang trở thành nạn nhân của bọn yêu râu xanh tại các thành phố tràn ngập lều bạt, nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn người. Nữ giới hiện nay dễ gặp nguy hiểm hơn trước nhiều.
Phụ nữ chờ đến lượt khám, chữa bệnh cho họ và con cái tại bệnh viện dành cho nữ giới ở Port-au-Princ |
Họ bị mất nhà cửa và buộc phải ngủ trong những căn lều mỏng manh hoặc cái lán chỉ phủ tấm vải dầu. Chồng, anh em trai và con trai họ mất đi, họ mất luôn sự bảo vệ, chở che, nhất là họ lại đang phải sinh sống gần gũi với người lạ. Lợi dụng ban đêm không ánh đèn điện và thiếu an ninh, bọn người xấu quấy nhiễu khắp nơi khi hoàng hôn buông xuống. Các nhân viên cứu trợ nói rằng các vụ cưỡng hiếp xảy ra hằng ngày. Người mẹ 21 tuổi nói trên kể rằng gia đình cô không nhận được hàng viện trợ bởi những người đàn ông phát phiếu phân phối thực phẩm đòi quan hệ tình dục. Theo hãng tin AP, bản báo cáo của Viện Nghiên cứu và Phát triển liên trường đại học ở Haiti công bố hôm 16-3 khẳng định: “Chuyện trao đổi tình dục lấy thực phẩm (sex-for-food) không phải là vấn đề lạ lẫm gì ở các trại tạm cư. Đặc biệt, các cô gái còn phải “biết điều” để có chỗ trú mưa và nhận hàng viện trợ” Đáng nói là, hầu hết những vụ cưỡng bức này đều không bị tố cáo, bởi các nạn nhân xấu hổ và sợ trả thù. Fritznel Pierre, một nhà hoạt động nhân quyền, nhấn mạnh: “Chẳng mấy ai dám hé môi tiết lộ sự việc, bởi họ sợ bọn tội phạm và sợ cả cảnh sát”. Ít vụ hãm hiếp được tố cáo bởi vì ở Haiti, nữ giới thường bị các nhân viên cảnh sát và các y tá săm soi khiến họ bị bẽ mặt. Chẳng hạn, những người này cho rằng các nạn nhân “mời gọi” bọn người cưỡng bức hoặc các cô gái trẻ ăn mặc quá “nóng”. Nguy cơ nhiễm bệnh Pierre cho biết đã xảy ra bốn vụ cưỡng hiếp tập thể ở trại của anh, trong đó có nạn nhân là một cô bé 17 tuổi. Cô bé nói em biết rõ bọn người tấn công mình nhưng không dám tố giác vì như thế, em sẽ phải rời khỏi trại mà em lại chẳng biết đi đâu. Pierre còn cho rằng các cuộc tuần tra của lực lượng Liên Hiệp Quốc không hiệu quả. Anh nhận xét: “Họ chỉ lái xe trên một con đường chạy qua một phần nhỏ của trại này. Họ chẳng bao giờ bước xuống khỏi xe”. Chị Alison Thompson, một tình nguyện viên làm việc cho một tổ chức cứu trợ, nhận định: “Nữ giới không được bảo vệ. Khi đêm xuống là lúc các vụ cưỡng hiếp hoành hành. Điều đó xảy ra hằng ngày tại tất cả mọi lều trại ở Port-au-Prince”. Bên cạnh đó, ngoài các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục và bị mang thai, nạn nhân của các vụ tấn công tình dục còn có nguy cơ nhiễm HIV. Tỉ lệ nhiễm loại virus gây bệnh AIDS ở Haiti hiện nay là 2%, cao nhất Tây bán cầu.
Ngô Sinh
Theo Người Lao Động