Theo đó, về công tác PBGDPL, công văn hướng dẫn 08 nhóm nội dung chủ yếu cần tập trung thực hiện bao gồm: Tổng kết, đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa công tác PBGDPL; thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp; triển khai Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021 theo Quyết định số 705/QĐ-TTg; triển khai công tác PBGDPL trong nhà trường; PBGDPL cho các đối tượng đặc thù; triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; triển khai thực hiện các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Về công tác hòa giải ở cơ sở: Tổ chức tổng kết 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; rà soát, củng cố, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên theo quy định; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên theo Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022“ (sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành); Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở…
Văn bản cũng nêu rõ nội dung cần thực hiện trong công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.