Hương vị Tết xưa trong lòng Hà Nội

(PLVN) - Giữa nhịp sống hối hả hiện đại Hà thành vẫn có thể cảm nhận được hương vị Tết xưa với hình ảnh mâm cỗ Tết truyền thống, những bình hoa thủy tiên nở rộ, những chiếc bánh chưng xanh nõn màu lá mới gói...
Hương vị Tết xưa trong lòng Hà Nội
Mâm cỗ Tết truyền thống của người Hà Nội nói riêng và người miền Bắc nói chung thường gồm các món đặc trưng như: gà luộc, bánh chưng, xôi (gấc hoặc đỗ xanh), giò, canh măng. Tuy nhiên, cách thực hành nấu cỗ của người Hà Nội hơi khác, thể hiện ở sự tỉ mỉ, cầu kỳ ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu.
Tết của người Hà Nội không thể thiếu bánh chưng. Thay bằng mua sẵn, nhiều gia đình quây quần tự gói bánh chưng. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm...
Tết của người Hà Nội không thể thiếu bánh chưng. Thay bằng mua sẵn, nhiều gia đình quây quần tự gói bánh chưng. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như món quà đầu năm...
 
Mâm cỗ Tết truyền thống thể hiện sự hoài cổ, tinh tế của người Hà Nội.
Mâm cỗ Tết truyền thống thể hiện sự hoài cổ, tinh tế của người Hà Nội. 
Đối với chị Nguyễn Thu Thủy, Ban quản lý phố cổ Hà Nội, một người phụ nữ Hà Nội gốc, ngày nay mâm cỗ cúng ngày tết của nhiều gia đình có phần đổi khác, cập nhật nhiều món ăn với cách nấu mới, do điều kiện, sở thích khẩu vị của từng người khác nhau. Tuy nhiên, với không ít gia đình Hà Nội, mâm cỗ cúng vẫn không thể thiếu những món ăn xưa. Những món ăn lưu giữ “hồn cốt” tết của người Tràng An.
“Mâm cơm cúng ngày Tết ngoài thể hiện sự thành tâm bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên còn thể hiện sự đảm đang của người phụ nữ biết vun vén lo toan cho hạnh phúc gia đình”, chị Thủy nói.
Thức ăn đặt trên đĩa và bát thể hiện sự đầy đặn, hài hòa cả về màu sắc, mùi vị nhưng phải đảm bảo sự đẹp mắt
Thức ăn đặt trên đĩa và bát thể hiện sự đầy đặn, hài hòa cả về màu sắc, mùi vị nhưng phải đảm bảo sự đẹp mắt
Bình thủy tiên đang bắt đầu nở hoa
Bình thủy tiên đang bắt đầu nở hoa

Trong tâm thức người Hà Nội xưa, thủy tiên là loài hoa mang vẻ đẹp quý phái, là biểu tượng của sự may mắn và trường thọ. Ngày Tết, hương hoa quyện với mùi trầm hương từ ban thờ đã tạo nên không gian ấm áp, một vẻ linh thiêng huyền bí khó quên.

Là một trong những nghệ nhân trẻ chơi hoa thủy tiên, anh Nguyễn Ngọc Nghĩa ( 30 tuổi, hội tinh hoa thủy tiên Việt) năm nào cũng chuẩn bị những bát hoa thủy tiên để phục vụ cho dịp 23 tháng Chạp và tết Nguyên đán.

Anh Nghĩa cùng các nghệ nhân khác đang gọt củ thủy tiên
Anh Nghĩa cùng các nghệ nhân khác đang gọt củ thủy tiên

Anh Nghĩa chia sẻ:  Để làm một bình hoa thủy tiên đẹp anh phải dùng dao gọt củ mất tầm khoảng 30 phút. Sau khi gọt, củ hoa lộ ra phần mầm xanh, sẽ được dưỡng bằng nước sạch trong chậu đất hoặc thủy tinh. Nước được thay mỗi ngày. Sau một thời gian ẩn mình, thuỷ tiên sẽ bắt đầu phát triển lá và hoa bắt đầu nở.”

Ông bà ta có câu "Khách đến nhà không trà thì rượu". Cũng chính vì thế mà trong không gian đất trời vào xuân, khi khách đến nhà, mời trà, cùng thưởng trà là một tục không thể thiếu của người Hà Nội. Đầu năm mới, bên chén trà, mỗi người chúc nhau vạn sự như ý, mọi điều tốt lành.

 

Đến với ngôi nhà di sản, 87 Mã Mây,  mọi người có thể đchiêm ngưỡngcách pha trà và thưởng trà dịp tết. Nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn cho biết: “Với người Việt, uống trà là một thú chơi thanh đạm, đặc biệt trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Pha một ấm trà, người pha dồn vào đó biết bao công phu, chúng tích tụ lại và dần trở thành những lễ nghi tao nhã. Người Hà Nội chuộng trà mạn sen, chè Ô Long, Liên Tâm, Thiết Quan Âm vỏ thiếc… Mỗi chén trà là một câu chuyện, là những tâm tình về một năm đã qua và những ước nguyện, tâm niệm cho một năm mới sung túc, đủ đầy”. 

Đọc thêm