Kèn Vuvuzela

Tiếng kêu “vo vo” lạ tai, nghe như tiếng kêu của vô số đàn ong đang bay được lặp đi lặp lại qua mỗi trận bóng đá trên những sân vận động xuyên suốt mùa giải World Cup ở Nam Phi vừa qua đã trở thành nét đặc trưng, riêng biệt, đầy ấn tượng, và cũng qua cơ hội này, lần đầu tiên, một âm thanh mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân châu Phi được truyền tải đến nhiều dân tộc khác trên thế giới - tiếng kèn Vuvuzela.

Tiếng kêu “vo vo” lạ tai, nghe như tiếng kêu của vô số đàn ong đang bay được lặp đi lặp lại qua mỗi trận bóng đá trên những sân vận động xuyên suốt mùa giải World Cup ở Nam Phi vừa qua đã trở thành nét đặc trưng, riêng biệt, đầy ấn tượng, và cũng qua cơ hội này, lần đầu tiên, một âm thanh mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân châu Phi được truyền tải đến nhiều dân tộc khác trên thế giới - tiếng kèn Vuvuzela.

Kèn Vuvuzela của Trung Quốc sản xuất.

Kèn Vuvuzela của Trung Quốc sản xuất.

Từ lâu, kèn Vuvuzela, tên gốc bản xứ là Kudu, do các nghệ nhân Nam Phi sáng tạo bằng vật liệu lấy từ thiên nhiên nhưng cơ hội để sản xuất hàng loạt vào dịp này lại thuộc về một vài nhà máy ở Trung Quốc. Hơn 90% số lượng kèn của họ đã được tung ra khắp các cửa hàng ở Cape Town và các sân vận động Nam Phi.

Nếu trong một ngày, một nghệ nhân Nam Phi hoàn thành một chiếc Vuvuzela bằng lá thì một nhà máy ở Trung Quốc sản xuất… 20 ngàn chiếc kèn bằng plastic. Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất kèn từ năm 2001 và thất bại khi “chào hàng” ở Đức vào năm 2006 do Ban tổ chức World Cup nước này không muốn… thổi kèn.

Số lượng khổng lồ và sức nhanh nhạy của các nhà máy sản xuất của Trung Quốc đã không làm nản lòng Adam Carnegie, người đã sáng tạo ra chiếc kèn Vuvuzela bằng lá tảo biển. Tuy chậm trong việc sản xuất nhưng Adam Carnegie và số công nhân ít ỏi của anh đã tạo ra những chiếc kèn hết sức mỹ thuật, đậm nét truyền thống dân tộc Nam Phi. Một tác phẩm đặc biệt, “độc nhất vô nhị” từ lá tảo, nguồn nguyên liệu vô tận từ biển cả.

Kèn Vuvuzela bằng lá tảo biển.
Kèn Vuvuzela bằng lá tảo biển.

Hẳn nhiên, chiếc kèn làm bằng lá cỏ thiên nhiên thì không thể gây bất kỳ một dị ứng độc hại nào cho người sử dụng so với loại kèn sản xuất từ dây chuyền công nghệ mang trên mình đủ loại hóa chất.

Hằng ngày, Adam Carnegie cùng số thợ thủ công thu dọn các bãi biển trong chương trình bảo vệ môi trường mang tên KELP (tảo biển) do chính ông sáng lập. Trong số rác rưởi của biển, họ chọn ra những lá tảo khô, sạch rồi mang về xưởng, làm thành những chiếc kèn. Sau khi kèn được hình thành, một vài họa sĩ (thường là người tự mày mò học vẽ) sẽ chọn hình mẫu các thần linh hay những con vật để làm họa tiết trên chiếc kèn. Màu vẽ họ tự pha chế từ lá cỏ, tạo những hoa văn mang màu sắc sặc sỡ, nóng bỏng vốn có của châu Phi. Chiếc kèn bằng lá tảo đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Với giá bán vừa phải, Adam Carnegie luôn tự tin với công việc của mình, vừa bảo vệ môi trường, vừa tạo ra thành phẩm để tăng thêm thu nhập, thuê thêm thợ thủ công. Anh vẫn mơ ước rằng, qua chiếc kèn Kudu hay còn gọi là Vuvuzela làm bằng lá tảo biển của anh, nay mai, sẽ sớm trở thành một trong những di sản của quê hương, đất nước Nam Phi yêu dấu.

HOÀNG ĐẶNG

Đọc thêm