Kêu gọi hợp tác công - tư để xây dựng cơ sở hạ tầng

 Chiếm 10% GDP, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng (CSHT) của Việt Nam đánh giá là cao hơn nhiều với tiêu chuẩn quốc tế và các nước trong khu vực. Thể nhưng con số này lại “chưa thấm vào đâu” sơ với thực trạng CSHT của Việt Nam hiện nay. Theo tính toán, mỗi năm Việt Nam cần lượng vốn đầu tư từ 15- 16 tỷ USD. Số tiền này lấy ở đâu?.

Chiếm 10% GDP, tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng (CSHT) của Việt Nam đánh giá là cao hơn nhiều với tiêu chuẩn quốc tế và các nước trong khu vực. Thể nhưng con số này lại “chưa thấm vào đâu” sơ với thực trạng CSHT của Việt Nam hiện nay. Theo tính toán, mỗi năm Việt Nam cần lượng vốn đầu tư từ 15- 16 tỷ USD. Số tiền này lấy ở đâu?.

Hình minh họa nguồn Internet
Hình minh họa nguồn Internet

Vốn - Chỉ đáp ứng 50%

Theo nghiên cứu của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), tỷ lệ đầu tư (ĐT) vào CSHT của các nước phát triển tối ưu nhất chiểm khoảng 3- 5%, trong khi đó, tổng ĐT cho CSHT của Việt Nam trong những năm gần đây giữ ở mức 10%,  cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế và các nước trong khu vực. Cụ thể, tỷ lệ đó tại Trung Quốc chỉ khoảng 3%, Ấn Độ khoảng 9%, Malaysia khoảng 5%, Lào 4,7%, Philippines 3,6%, Campuchia 2,3%, Indonesia.

Chiếm tỷ lệ cao ngất ngưởng như vậy song do GDP chưa cao nên con số tuyệt đối dành cho ĐT CSHT vẫn là “chưa thấm vào đâu” và tình trạng tắc đường, úng ngập, thiếu điện… vẫ là nỗi lo thường trực.

Phó cục trưởng Cục ĐT Nước ngoài (Bộ KH&ĐT), ông Nguyễn Nội, đưa ra tính toán rằng, nhu cầu ĐT hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam từ nay đến năm 2020 cần khoảng 150 - 160 tỷ USD; trong đó điện cần 40 tỷ USD, đường bộ cần 53 tỷ USD, đường sắt cần 3 tỷ USD chưa kể đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, cảng biển cần 25 tỷ USD. Bình quân, mỗi năm cần lượng vốn ĐT khoảng 15 - 16 tỷ USD. Con số này còn khiêm tốn hơn so với con số 200 tỷ USD mà Việt Nam phải ĐT cho CSHT trong thập kỷ tiếp theo do Phó giám đốc Quỹ CSHT của VinaCapital, ông Kenny Low đưa ra.

“Trong số các vấn dề quan tâm, ván đề thẩm định dự án, xác định nguồn tài chính cho việc ĐT và triển khai các Dự án CSHT là vấn đề cấp thiết nhất!”- Ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) khẳng định tại Hội thảo “ĐT Dự án CSHT ở Việt Nam” do SCIC tổ chức mới đây.

Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, với khả năng huy động vốn như hiện nay, các nguốn vốn nhà nước truyền thống như NSNN, DNNN, ODA, trái phiếu chính phủ cũng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu ĐT. “Điều này có nghĩa 50% vốn ĐT còn lại phải được huy động từ các thành phần kinh tế khác, kể cả trong nước và ngoài nước…”- Ông Nguyễn Nội quả quyết.

Gọi vốn ở đâu?

Nếu như trước đây kênh vốn từ bên ngoài được kỳ vọng thì trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang khó khăn, đặc biệt sau thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản, kênh huy động này chắc chặn bị hạn chế. Thậm chí  một số quỹ ĐT nổi tiếng thừa nhận khó khăn hiện nay không hẳn là sự ảm đạm kéo dài của thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu sụt giảm, mà nổi bật hơn là khả năng gọi vốn. Bên cạnh đó là rào cản từ nội tại chủ quan của nèn kinh tế Việt Nam, mà nổi lên rõ nhất là biến động tỷ giá VND/USD, nhất là những dự án bị kéo dài thời gian.

Không phải không có lý do khi khu vực tư nhân được kỳ vọng sẽ  mang đến nguồn vốn cho các Dự án CSHT đang ngổn ngang chờ vốn, “Thực tế thời gian qua, nguồn vốn của khu vực tư nhân ĐT vào CSHT chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng vốn ĐT, điều này đòi hỏi phải có giải pháp hưu hiệu, hình thức ĐT mới bổ sung cho hình thức BOT/BTO hay BT. Do vậy, Chính phủ chủ trương xây dựng khung chính sách ĐT theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm thuhút vốn ĐT tư nhân mạnh mẽ hơn nữa cho xây dựng, phát triển các công trình CSHT…”- Ông Nội cho biết.

Ông Kenny Low, Phó giám đốc Quỹ CSHT, Vinacapital cũng cho rằng đang có đang có nhiều cơ hội ĐT vào CSHT ở Việt Nam, đặc biệt đối với khu vực tư nhân. Bên cạnh những hành động của Chỉnh phủ thể hiện cam kết thu hút FDI và ĐT từ khu vực tư nhân thông qua việc giới thiệu khung PPP, ông Kenny Low cho rằng sự kêu gọi của Chính phủ đối với các DNNN trong việc thoái vốn/CPH các tài sản nhà nước không cần nắm giữ vốn đã tạo ra cơ hội cho khu vực tư nhân có thể tham gia các khoản ĐT chiến lược vào loại hình tài sản này. Ngoài ra, những thay đổi thận trọng nhưng tích cực trong cơ chế pháp lý của rất nhiều ngành như năng lượng, vận tải, giao thông … đã mở ra nhiều cách tiếp cận cho các nhà đầu tư  (NĐT).

Hay việc lãi suất cho vay cao, theo ông Kenny Low cũng đã tạo ra cơ hội để ĐT vào các công ty/ dự án cần nguồn vốn rẻ hơn từ các nguồn khác ngoài các ngân hàng thương mại;Và với sự suy giảm của thị trường chứng khoán suốt thời gian qua, cũng như ở tình hình chung, giá trị tài sản ở Việt Nam hiện đang ở chu kỳ thấp so với các nước khác ở châu Á. Từ đây tạo định hướng mạnh mẽ cho các NĐT dài hạn, cũng như là cơ hội để mua vào một cách có chọn lọc một số loại cổ phiếu… “Vấn đề quan trọng là có khung pháp lý và chính sách phủ hợp…”- Ông Kenny Low lưu ý.

* Ông Nguyễn Nội, Phó cục trưởng Cục ĐT Nước ngoài (Bộ KH&ĐT):

“Sẽ hoàn thiện cơ chế hợp tác công- tư”

Ngày 9/11/2010, TTCP đã ban hành Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg vè việc ban hành Quy ché thí điểm ĐT theo hình thức PPP. Iệc lựa chọn NĐT thực hịn dự án sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi ích và tạ cơ hội công bằng cho cả NĐT trong nước và NĐT nước ngoài tham dự. Đây là thông lệ phỏ iến trên thé giới và được cộng đồng DN và nhiều NĐT quan tâm.

Trong thời gian tới, khung chính sách PPP sẽ dần được hoàn thiện theo thông lệ quốc té, đáp ứng các tiêu chí vè hiệu quả kinh tế, minh bạch, tối đa hóa lợi ích, cạnh tranh bình đẳng giữa các NĐT, phân định và quản lý tốt rủi ro, vì lợi ích cộng đồng…

Điểm quan trọng trong khung chính sách PPP là xác định đầy đủ hơn các hình thức và cơ chế nhà nước ham gia trong các dự án  PPP nhằm tăng tính hả thi và hiệu quả kinh tế cho các dự án. Tren cơ sở đó khuýn khích NĐT tham gia ĐT.

Chính sách này nhằm mục tiêu huy động và định hướng khu vực tư nhân sử dụng nguồn vốn thương mại và các nguofn vốn khác do NĐT huy động cho các dự án PPP; qua đó nâng cao  hiệu quả ĐT, kiểm soát nợ công trong hạn mức an toàn và mở rộng mô hình hợp tác PPP sang nhiều dự án và lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Theo quy chế thí điểm, Bộ KH&ĐT đang nghiên cứu trienr khai thí điểm một số dự án theo mô hình này và tren cơ sở đó, trong quá trình triển khai sẽ cùng tham khảo ý kiesn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, sẽ hoàn thiện cơ chế hợp tác công - tư...

* Ông Lê Song Lai, Phó Tổng Giám đốc SCIC:

“SCIC sẽ đẩy mạnh đầu tư các dự án CSHT..”

Với vai trò là tổ chức kinh tế đặc biệt trực thuộc Chính phủ, bên cạnh chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các DN, SCIC còn thực hiện chức năng đầu tư kinh doanh vốn vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Trong lĩnh vực CSHT, hiện nay, SCIC đang hợp tác với các NĐT trong nước và quốc tế để triển khai một số dự án trọng điểm như dự án đường trục Bắc-Nam, Khu đô thị Cảng Hiệp Phước, dự án điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Thác Bà, Hải Phòng, Quảng Ninh, thành lập Cty CP hạ tầng viễn thông (CMCTI) cung cấp các dịch vụ hạ tầng viễn thông băng thông rộng...

Nhìn chung, kết quả triển khai dự án ĐT mới đã từng bước khẳng định vai trò NĐT chiến lược của Chính phủ của SCIC. Những dự án ĐT của SCIC đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, từ đó góp phần củng cố và phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế…

Trong thời gian tới, SCIC sẽ đẩy mạnh đầu tư các dự án mới, đặc biệt là các dự án trong lĩnh vực CSHT như năng lượng, đường cao tốc, cảng biển, sân bay...

Thanh Lan

Đọc thêm