Khác biệt trong EU về quyền bỏ phiếu của người nước ngoài

Từ khi hiệp ước Maastricht ra đời năm 1992, tất cả các công dân của Liên minh châu Âu (EU) có thể bỏ phiếu – và đại diện – tại một quốc gia thành viên trong các cuộc bầu cử châu Âu và địa phương. Tuy nhiên, liên quan tới những người nước ngoài không thuộc cộng đồng này, các quy định lại rất khác nhau giữa các quốc gia thuộc EU. Đa số các nước EU đều cho phép họ được bỏ phiếu, song với một vài điều kiện.

Từ khi hiệp ước Maastricht ra đời năm 1992, tất cả các công dân của Liên minh châu Âu (EU) có thể bỏ phiếu – và đại diện – tại một quốc gia thành viên trong các cuộc bầu cử châu Âu và địa phương. Tuy nhiên, liên quan tới những người nước ngoài không thuộc cộng đồng này, các quy định lại rất khác nhau giữa các quốc gia thuộc EU. Đa số các nước EU đều cho phép họ được bỏ phiếu, song với một vài điều kiện.

Một cuộc bỏ phiếu ở Bulgaria.
Một cuộc bỏ phiếu ở Bulgaria.

Nước mở đường trong vấn đề này là Ireland. Kể từ năm 1963, Ireland cho phép tất cả các công dân nước ngoài được bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương mà không cần điều kiện phải có thời hạn cư trú tối thiểu là bao nhiêu năm. Và từ năm 1985, tất cả các công dân của Anh có thể bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử quốc hội Ireland.

Sau đó, Thụy Điển (năm 1975), Đan Mạch (năm 1981), Hà Lan (năm 1983), Luxembourg (năm 2003) và Bỉ (năm 2004) đã trao quyền bỏ phiếu cho tất cả những người nước ngoài ở trên lãnh thổ của họ từ nhiều năm – khoảng từ 2 đến 5 năm trở lên. Estonia, Slovenia, Lithuania, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia cũng áp dụng quy định này. Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển thì cho phép người Iceland và người Na Uy được bỏ phiếu mà không cần có điều kiện về thời hạn cư trú, căn cứ vào một thỏa thuận trong nội bộ Hội đồng Bắc Âu.

Tại Hy Lạp, trong các cuộc bầu cử địa phương tháng 11/2010, người nước ngoài đã có thể bỏ phiếu lần đầu tiên. Nhưng đến tháng 5 vừa qua, Hội đồng Hiến pháp đã cho rằng đạo luật được thông qua hồi tháng 3/2010 là trái hiến pháp. Tòa án Tối cao Hy Lạp sẽ phải giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh hiện nay đang cho phép công dân của một số nước có quyền bỏ phiếu bầu cử, đặc biệt là công dân các nước thuộc địa cũ của 3 nước này. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có tính đến sự có đi có lại và thời hạn cư trú. Nhưng Anh thì mở tất cả các cuộc bầu cử, dù là địa phương hay quốc gia, cho công dân các nước trong Khối Thịnh vượng chung (gồm 54 quốc gia thành viên) và Ireland.

Tuy nhiên, Pháp, Đức, Áo, Italia, Bulgaria, Lettonia, Ba Lan, Rumania, Síp và Malta thì phản đối việc trao quyền bỏ phiếu cho người nước ngoài ngoài Liên minh châu Âu. Hiện Pháp đang xem xét dự luật cho phép người nước ngoài ngoài EU có  quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử địa phương. Đảng Xã hội Pháp mong muốn dự luật được thông qua nhưng cánh hữu thì phản đối kịch liệt. Dù vậy, văn bản này chưa có cơ hội được thông qua trong khóa lập pháp này, trước hết là vì sự phản đối của Quốc hội Pháp. 

Liên quan tới vấn đề tư cách để được bầu, những người nước ngoài nào có quyền bỏ phiếu thì có đủ tư cách để được bầu vào hội đồng thành phố tại Đan Mạch, Tây Ban Nha, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Anh với một số điều kiện. Tại Ireland, quy định này còn “thoáng” hơn khi không hề có hạn chế nào.

Ngoài ra, hai quốc gia cấp quyền bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử khác là Đan Mạch (đối với bầu cử khu vực) và Thụy Điển (đối với cuộc bầu cử tương đương với cấp hội đồng chung). Tại Thụy Điển, người nước ngoài thậm chí còn có thể tham gia vào các cuộc trưng cầu dân ý.

Quang Minh (Theo AFP, Figaro)

Đọc thêm