Khoảng cách Mỹ - Trung

Căng thẳng tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên vào cuối tuần này càng cho thấy khoảng cách sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc giải quyết khủng hoảng âm ỉ vốn là vấn đề quan tâm chung của cả hai nước. 
Căng thẳng tiếp diễn trên bán đảo Triều Tiên vào cuối tuần này càng cho thấy khoảng cách sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc giải quyết khủng hoảng âm ỉ vốn là vấn đề quan tâm chung của cả hai nước. 

Tuy nhiên, một số chuyên gia hoài nghi về nỗ lực của Trung Quốc khi được kỳ vọng là trung gian hòa giải, giúp tháo gỡ khủng hoảng thông qua việc Bắc Kinh cảnh báo quốc gia đồng minh và là nước láng giềng tránh hành động gây hấn đối với các cuộc tập trận của Hàn Quốc. Nhà phân tích Bonnie Glaser tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho rằng, Trung Quốc rất quan ngại về căng thẳng leo thang, thậm chí sẽ là cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên nên Bắc Kinh thúc giục Bình Nhưỡng không đáp trả. Theo bà Glaser, không có mâu thuẫn giữa sự can thiệp của Trung Quốc với CHDCND Triều Tiên.

Các nhà ngoại giao tại Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng cho hay, Trung Quốc đã ngăn cản những nỗ lực lên án Bình Nhưỡng của phương Tây trong vụ nã pháo ngày 23-11 làm 4 người thiệt mạng. Vấp phải sự phản đối này, cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ vừa qua đã không mang lại kết quả khả quan nào. Thực tế, Trung Quốc muốn đồng minh láng giềng của mình kiềm chế, đồng thời muốn Seoul cũng có động thái tương tự. Bà Glaser nhận định: Bắc Kinh không muốn gây áp lực quá nhiều lên CHDCND Triều Tiên thông qua LHQ, bởi “người khổng lồ” châu Á này lo lắng rằng, sức ép sẽ có thể khiến Bình Nhưỡng có thêm những hành động gây hấn, làm tình hình trên bán đảo trở nên mất ổn định hơn nữa.

Trung Quốc muốn đàm phán 6 bên. Còn Mỹ không sẵn sàng cho bất kỳ cuộc đàm phán trực tiếp nào với sự tham gia của CHDCND Triều Tiên cho đến khi Bình Nhưỡng ngừng sự khiêu khích và thể hiện thiện chí giải giáp hạt nhân. Nói cách khác, Trung Quốc hy vọng cả Mỹ lẫn CHDCND Triều Tiên đều cùng nhau giải quyết những khác biệt. Nhưng tìm được tiếng nói chung giữa Mỹ, Hàn Quốc với CHDCND Triều Tiên là điều không đơn giản. Chính quan điểm này đã tạo ra sự khoảng cách giữa nền kinh tế hàng đầu thế giới với cường quốc châu Á. Và chuyến công cán của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Mỹ vào tháng 1-2011 được cho là dịp để thu hẹp khoảng cách giữa 2 “ông lớn” này.

VĨNH AN

Đọc thêm