Không ai được quyền không biết pháp luật

“Việc nắm bắt và đưa pháp luật vào cuộc sống đúng ra phải của cơ quan hành pháp thì hình như hiện nay lại đặt trên vai công chúng. Mà cũng đúng thôi! Bởi không ai được quyền viện dẫn mình không biết pháp luật để lãng tránh trách nhiệm pháp lý ”, Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc LawSoft Corp., sáng lập www.ThuVienPhapLuat.vn bắt đầu câu chuyện đầu năm với DN&PL.

“Việc nắm bắt và đưa pháp luật vào cuộc sống đúng ra phải của cơ quan hành pháp thì hình như hiện nay lại đặt trên vai công chúng. Mà cũng đúng thôi! Bởi không ai được quyền viện dẫn mình không biết pháp luật để lãng tránh trách nhiệm pháp lý ”, Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc LawSoft Corp., sáng lập www.ThuVienPhapLuat.vn bắt đầu câu chuyện đầu năm với DN&PL.

Luật gia Bùi Tường Vũ, giám đốc LawSoft Corp

“Loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu” trong sologan của LawSoft hàm ý điều gì, thưa ông?

- Binh pháp Tôn tử dạy rằng, khi khi hòn đá lăn xuống đồi, người chiến binh giỏi sẽ vận dụng được đà lăn, người yếu đuối sẽ trốn chạy, và người không biết sẽ bị đè bẹp. Ứng dụng vào pháp luật thì có thể hiểu khi pháp luật có sự thay đổi, nếu anh biết vận dụng sự thay đổi của pháp luật, anh sẽ loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu. Ngược lại nếu anh không biết về sự thay đổi của pháp luật thì sẽ gánh chịu rủi ro pháp lý, hoặc chí ít bỏ lỡ cơ hội làm giàu.

Theo ông, công chúng đã biết vận dụng pháp luật để làm giàu chưa?

- Công chúng, viên chức và doanh nghiệp đã biết vận dụng pháp luật để làm giàu, phát triển sự nghiệp, hoặc chí ít là để giảm thiểu rủi ro pháp lý. Hơn 600.000 thành viên đăng ký tra cứu và thảo luận pháp luật trên www.ThuVienPhapLuat.vn hiện tại là một minh chứng. Minh chứng khác là Nghị Định 71/2012/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực giao thông vừa rồi, chúng tôi đã cung cấp miễn phí Nghị định đó cho 800.000 lượt người. Tham khảo là để chấp hành pháp luật, là để giảm rủi ro pháp lý cho chính mình.

Các ông cung cấp Nghị định đó bằng cách nào?

- Thông qua mạng Internet. Tôi nghĩ rằng nếu như không có những công cụ Online thì việc tiếp cận văn bản pháp luật sẽ rất khó khăn. Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã làm tốt việc này, nhưng chúng tôi đang làm hiệu quả hơn, vì chúng tôi chỉ chuyên tâm làm việc đó.

“Chuyên tâm làm việc đó” từ khi nào?

- Từ năm 2003 chúng tôi đã nhìn thấy vấn đề đó, và đã bỏ công sức rất nhiều trong vòng 10 năm qua để thu thập tất cả văn bản pháp luật, thủ tục hành chính (TTHC), Tiêu chuẩn Việt Nam, Công văn,… trên toàn quốc để tạo nên một cơ sở dữ liệu số chuyên ngành luật đầy đủ nhất hiện nay. Chúng tôi đang cung cấp miễn phí toàn bộ cơ sở dữ liệu đó cho công chúng. Thành viên Free (miễn phí) của www.ThuVienPhapLuat.vn được tra cứu và xem không giới hạn.

Nguồn thu từ đâu để THƯ VIỆN PHÁP LUẬT làm việc đó?

- Từ thành viên sử dụng những giá trị gia tăng do đội ngũ chuyên viên pháp lý chúng tôi phân tích trên mỗi văn bản luật. Ví dụ như tình trạng hiệu lực của nó, mối quan hệ giữa các văn bản với nhau, văn bản nào thay thế văn bản nào, điều khoản nào thay thế điều khoản nào, văn bản tiếng Anh, văn bản gốc,… Anh đang đọc văn bản B, mà B đã bị A sửa đổi 1 phần, thì tại điều khoản của B bị sửa đổi sẽ thấy thông báo về sự sửa đổi đó. Anh dễ dàng biết được nội dung mới sửa đổi. Anh tiết kiệm hơn 90% thời gian nắm bắt và áp dụng pháp luật so với tra cứu từng văn bản rời rạc.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT có tham gia phân tích Thủ tục Hành chính (TTHC) không, thưa ông?

- Có. Chúng tôi phân tích tích từng văn bản mới ban hành, từng thủ tục hành chính mới, từ trung ương đến địa phương. Xem nó có quan hệ như thế nào với tòan bộ hệ thống văn bản pháp luật đã có, bao gồm cả hệ thống TTHC. Đề án 30 về Cải cách TTHC đã được Chính phủ làm khá tốt. Và giờ đây hàng ngày chúng tôi tiếp tục phân tích các TTHC mới ban hành có quan hệ thế nào với toàn bộ TTHC trước đó, xem TTHC ấy thay thế, bổ sung thủ tục nào, và tạo liên kế giữa TTHC mới ban hành với văn bản pháp lý ban hành ra nó thành một chuỗi liên kết toàn hệ thống pháp luật.

Nhưng để công chúng hiểu biết và tăng ý thức pháp luật thì không chỉ để họ tự đi đọc và ứng dụng văn bản?

- Đúng. Với vai trò kết nối cộng đồng ngành luật, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cũng đã mời được 50 luật sư tham gia làm Luật sư Tư vấn pháp luật Online miễn phí, và quy tụ hàng ngàn Luật sư, chuyên viên pháp lý tham gia thảo luận pháp luật, hỗ trợ pháp luật cho nhau mỗi ngày. Tại trụ sở chúng tôi cũng có nhiều luật sư tự nguyện tham gia tư vấn trực tiếp miễn phí.

Tiện ích “Lược Đồ” giúp người xem biết được Thông tư 132/2004 có bản dịch tiếng Anh, nó hướng dẫn Nghị định 57/2002, thay thế Thông tư 23/1997, và đã bị thay thế bằng Thông tư 22/2009,...

Việc tư vấn và thảo luận pháp luật Online được thực hiện thế nào, thưa ông?

- Anh có thể đặt câu hỏi một cách chính thức, đầy đủ để được luật sư trả lời một cách chính thức, đầy đủ trên www.ThuVienPhapLuat.vn . Hoặc anh cũng có tự mình đăng vấn về pháp lý của mình lên để những thành viên am hiểu vấn đề pháp lý đó cùng thảo luận và hỗ trợ mình. Đây là hình thức “cộng đồng vì mình, mình vì cộng đồng”, người nào hiểu biết hơn sẽ giúp cho người kia.

Chỉ riêng chủ đề “các quy định về nghĩa vụ quân sự” đã có hơn 1 triệu lượt người vào xem và thảo luận. Đọc các thảo luận đó người ta sẽ hiểu hết các quy định pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Phim, nhạc, blog đã tiếp cận thiết bị cầm tay. Ông có nghĩ pháp luật có thể nằm trong điện thoại?

- Chúng tôi không quên ứng dụng của các điện thoại Smartphone trong tiếp cận pháp luật. Thông báo văn bản mới của chúng tôi đã gửi vào email và tin nhắn điện thoại cho các thành viên quan tâm. Anh đăng ký quan tâm đến kế toán thì khi có văn bản mới về kế toán chúng tôi sẽ tóm tắt nội dung chính để gửi thông báo đến anh. Toàn văn văn bản anh có thể đọc khi nhấp vào số hiệu văn bản trong thông báo đó. Anh có điện thọai Smartphone nối wifi hoặc 3G là có thể nắm bắt, tra cứu và ứng dụng pháp luật một cách nhanh chóng, bất kể đang ở đâu, ngay cả đang tranh luận tại tòa!

Hướng phát triển sắp tới của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT như thế nào, thưa ông?

- Trong vài năm tới, chúng tôi hy vọng được các cơ quan chức năng cho phép tiếp cận các cáo trạng, bản án đã tuyên để số hóa và kiến tạo một cơ sở dữ liệu số ngành tư pháp trên www.ThuVienPhapLuat.vn. Sự hiểu biết và ý thức pháp luật của công chúng sẽ tăng lên nếu họ được thấy các “bài học” rút ra từ các bản án, cáo trạng. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ áp dụng án lệ trong tương lai gần.

Xét cho cùng thì dân chúng, viên chức và doanh nghiệp không ai được quyền không biết pháp luật. Từ lâu Bộ Tư pháp và Chính phủ đã đẩy mạnh cung cấp pháp luật trên Internet. Nhưng nhiều mảng Bộ và Chính phủ chưa làm, và cũng không nên làm vì xã hội có thể tự làm, thì chúng tôi cố gắng làm tốt, như trách nhiệm xã hội và cơ hội kinh doanh của mình.

Xin cảm ơn ông!

Hơn 1 triệu giờ làm việc của 70 cử nhân luật, lập trình viên và chuyên viên xử lý/phân tích văn bản tại THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã tạo ra một cơ sở dữ liệu số chuyên ngành luật đầy đủ, với 100.000 Quy phạm pháp luật (QPPL), 31.000 QPPL gốc, 8.000 QPPL dịch ra tiếng Anh, 57.000 Công văn, 23.000 Công văn gốc, 6.000 Tiêu chuẩn Việt Nam, 111.000 TTHC và hàng chục ngàn nội dung thảo luận pháp lý đã được các luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn, hỗ trợ nhau.

Công Lý (thực hiện)

Đọc thêm