Không hạn chế mức giá giảm, số lần giảm giá xăng dầu

(PLO) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu với nhiều điểm mới, trong đó đặc biệt không hạn chế mức giá giảm, số lần giảm giá...
 
Nghị định sửa đổi Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu mới được ban hành có nhiều điểm mới tích cực nhưng cần thời gian để có thể phát huy hiệu quả và những tồn tại.
Nghị định sửa đổi Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu mới được ban hành có nhiều điểm mới tích cực nhưng cần thời gian để có thể phát huy hiệu quả và những tồn tại.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 84/20009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu trong đó có nhiều điểm mới như: quy định không hạn chế mức giảm, số lần giảm, giá cơ sở tăng vượt từ 3% - 7% các doanh nghiệp đầu mối phải gửi kiến nghị điều chỉnh giá lên liên Bộ; công khai giá xăng dầu hiện hành như giá xăng dầu thế giới, số trích lập dự phòng, quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý trên wesite của mình…

Nghị định sửa đổi của Chính phủ nêu rõ, thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với tăng giá và tối đa 15 ngày đối với giảm giá. Đây là điểm thay đổi so với quy định cũ tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP đang được áp dụng, thời gian các DN đầu mới được phép giảm - tăng giá bán lẻ xăng dầu là 30 ngày tham chiếu so với giá xăng dầu thế giới.
 
Theo đó, trong thời hạn tối đa 15 ngày, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá. Về mức giá được điều chỉnh sẽ không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa 2 lần giảm và số lần giảm giá cũng được điều tiết bởi cơ chế thị trường có sự quản lý trực tiếp của liên Bộ và Ban chỉ đạo điều hành giá.
 
Nghị định sửa đổi lần này cũng quy định về điều cơ sở điều chỉnh giá và được hỗ trợ từ quỹ bình ổn. Nếu mức giá các yếu tố cấu thành biến động làm giá cơ sở tăng 3% thì các DN được tăng giá theo mức tương ứng. Còn nếu 7% các DN phải xin ý kiến tăng giá và sử dụng quỹ bình ổn giá từ liên bộ (Công Thương – Tài chính) và Ban chỉ đạo điều hành giá.
 
Cũng tại Nghị định mới của Chính phủ sắp, các DN đầu mối xăng dầu phải công khai giá xăng dầu nhập khẩu, giá cơ sở để đối chiếu, thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý, các biện pháp điều hành khác trên wesite của mình liên tục để người dân và dư luận biết và cơ quan quản lý giám sát.
 
Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu; giám sát việc trích lập, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá của thương nhân đầu mối.
 
Thương nhân đầu mối có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ hiện hành; số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng tháng và trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước; điều chỉnh mức trích, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá; công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính  đã được cơ quan kiểm toán công bố.

Đọc thêm