Không khéo chánh sẽ thành tà

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các bài viết về Phật học được phổ biến rộng rãi với nhiều phương thức khác nhau. Điều này giúp cho người có nhu cầu tìm hiểu về Phật học dễ dàng tiếp cận nhưng cũng phải cần sự tỉnh táo để tiếp thu có chọn lọc.
Không khéo chánh sẽ thành tà

HỎI: Vừa rồi, tôi đọc bài tham luận “Thiền vì một xã hội bền vững”, trong phần Bát chánh đạo tác gi định nghĩa và giải thích về chánh mạng và chánh nghiệp như sau: “Chánh nghiệp: Là nghề nghiệp, việc làm của mỗi người phải lương thiện, đúng lẽ phải, không phạm pháp, không làm việc gì trái với đạo đức, trái với lương tâm. Chánh mạng: Là lòng từ bi vô hạn, người Phật tử phải quý sinh mạng chúng sanh như sinh mạng của mình, không được sát sanh hại vật…”. So sánh định nghĩa chánh nghiệp và chánh mạng đã được hc thì thy skhác bit rất lớn, vì vy tôi rất băn khoăn. Mong được quý Báo sẻ chia.

(TÂM LỄ, pt.tamle@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Tâm Lễ thân mến!

Hiện nay, các bài viết về Phật học được phổ biến rộng rãi với nhiều phương thức khác nhau. Điều này giúp cho người có nhu cầu tìm hiểu về Phật học dễ dàng tiếp cận nhưng cũng phải cần sự tỉnh táo để tiếp thu có chọn lọc, nhất là những tài liệu được phổ biến với tư cách cá nhân như bài tự đưa lên mạng xã hội, các văn bản tự in hoặc chép tay v.v...

Theo như phản ánh của bạn, tác giả bài viết “Thiền vì một xã hội bền vững” đã nhầm lẫn chánh nghiệp với chánh mạng. Bởi chánh nghiệp là mọi hành động, tạo tác cần phải chơn chánh chứ không phải nghề nghiệp lương thiện (chánh mạng). Về định nghĩa chánh mạng của tác giả thì không đi vào trọng tâm, chính xác chánh mạng là nghề nghiệp chơn chánh, làm ăn lương thiện.

Sự trạch pháp luôn cần thiết trong suốt quá trình học Phật. Vì vậy, khi đọc những bài viết hay sách có định nghĩa hoặc quan điểm khác lạ, bạn cần đối chiếu với kinh điển hoặc sách của các tác giả uy tín để tránh những ngộ nhận đáng tiếc.

Chúc bạn tinh tấn!

Đọc thêm