Không quản được tiền “giọt dầu” tại các lễ hội

Lãnh đạo Sở VTTTDL Hà Nội vừa cho biết, một trong những tồn tại của việc tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn TP là việc người dân thả tiền, đặt tiền lễ tùy tiện gây hình ảnh không đẹp…

Lãnh đạo Sở VTTTDL Hà Nội vừa cho biết, một trong những tồn tại của việc tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn TP là việc người dân thả tiền, đặt tiền lễ tùy tiện gây hình ảnh không đẹp… Đây là một trong những tồn tại trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm 2011 trên địa bàn TP Hà Nội vừa được Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội Nguyễn Khắc Lợi cho biết (chiều 21/2).
Những đồng tiền giọt dầu được đặt không đúng chỗ, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích (Ảnh: VNE)
Những đồng tiền giọt dầu được đặt không đúng chỗ, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích (Ảnh: VNE)
Theo ông Lợi, TP Hà Nội là địa phương có số lễ hội lớn nhất nước với 1.095 lễ hội thường xuyên tổ chức định kỳ, trong đó có nhiều lễ hội quy mô tầm cỡ quốc gia, hầu hết tập trung vào tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Cả 29 quận, huyện trên địa bàn TP đều có lễ hội, trong đó riêng Gia Lâm có hơn 100 lễ hội, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Oai với hơn 80 lễ hội, Mê Linh hơn 30 lễ hội… Tuy nhiên, cũng theo ông Lợi, cùng với những chuyển biến tích cực của việc tổ chức lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống, tạo không khí phấn khởi – lành mạnh – tiết kiệm – an toàn thì tại các nhiều lễ hội trên địa bàn Hà Nội từ đầu năm 2011 đến nay, các hiện tượng làm mất mỹ quan còn nhiều, việc đặt nhiều hòm công đức, việc người dân thả tiền lễ một cách tùy tiện, thiếu ý thức gây ra hình ảnh không đẹp; Cùng với đó, tại nhiều lễ hội, hiện tượng cờ bạc dưới hình thức bầu cua tôm cá còn diễn ra, đặc biệt là các lễ hội được tổ chức tại làng, xã trong phạm vi địa phương; Cũng theo ông Lợi, công tác vệ sinh môi trường tại nhiều lễ hội chưa đảm bảo, nhiều lễ hội chưa đủ thùng chứa rác, phế thải, nhà vệ sinh công cộng phục vụ, cộng với sự thiếu ý thức của một bộ phận người tham gia lễ hội làm xấu hình ảnh của lễ hội; Hiện tượng nâng giá hàng dịch vụ, trông giữ ô tô, xe máy quá cao (ô tô 20.000-40.000 đ/xe, xe máy 10.000-20.000 đ/xe) còn có ở nhiều lễ hội; Việc xử lý các vi phạm về nếp sống văn minh nơi lễ hội còn chưa triệt để… Nguyên nhân của những tồn tại trên, theo ông Lợi, do ý thức tự giác thực hiện văn minh trong giao tiếp của người dân khi tham gia lễ hội còn hạn chế, coi lễ hội là nơi kinh doanh, ý thức giữ gìn cảnh quan, môi trường, bảo vệ di sản văn hóa còn nhiều bất cập, những khuôn phép, nề nếp văn hóa, lòng thành kính tổ tiên, tiền bối, danh nhân… chưa được đề cao. Ông Lợi cũng thừa nhận chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc tổ chức lễ hội nên để tình trạng bất cập nêu trên còn tồn tại ở hầu hết các lễ hội làng. Theo đó, việc quản lý hoạt động của lễ hội trên địa bàn TP còn phức tạp.Năm nay, hiện tượng lợi dụng lễ hội đưa hàng mã vào đốt nhiều quá, việc tổ chức ăn nhậu ngay tại lễ hội cũng diễn ra, tiền giọt dầu rải khắp nơi không quản được, chúng tôi hết sức khó khăn trong việc nhắc nhở đôn đốc người dân tham gia lễ hội thực hiện đúng quy định…” – ông Lợi nói.
Theo Kiều Minh
VTC News

Đọc thêm