Khuẩn tả ở Hà Nội phát tán nhanh hơn sau mưa lớn

Theo Ths, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó trưởng khoa Cấp cứu – điều trị tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội đang báo động về tả, đợt mưa ngập ngày 13/7 có thể tăng thêm người nhiễm bệnh.

Theo Ths, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó trưởng khoa Cấp cứu – điều trị tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Hà Nội đang báo động về tả, đợt mưa ngập ngày 13/7 có thể tăng thêm người nhiễm bệnh.

Hầu hết sau các đợt mưa bão, lũ lụt đều để lại hệ lụy về sức khỏe nếu người dân không biết phòng tránh kịp thời. Ngập lụt chính là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp, sốt rét…

Sau đợt lụt, vi khuẩn tả càng có môi trường phát tán rộng rãi hơn. Ths, bác sĩ Cấp nhấn mạnh, không phải ai mang vi khuẩn tả cũng có biểu hiện tiêu chảy, có người bản thân mang vi khuẩn nhưng vẫn sinh hoạt bình thường. Những người này đi vệ sinh sẽ phát tán vi khuẩn tả ra môi trường.
Mô tả ảnh.
Ngập lụt là cơ hội vi khuẩn phát tán ra môi trường xung quanh
Nước ngập, tràn các bể phốt, nước cống, rác thải… là cơ hội mầm bệnh, ký sinh trùng phát tán, tự tung tự tác gây bệnh. Người dân ngoài những khuyến cáo ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn cần chuẩn bị sẵn các loại thuốc chống tiêu chảy, kiết lỵ… Khi có người bị tiêu chảy cấp nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Từ ngày 28/6 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh tiêu chảy trong đó nhiều trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả. Bệnh nhân tập trung chủ yếu ở các quận nội thành Hà Nội như Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm… Theo đánh giá, những năm trước việc xác định khởi nguồn của dịch tả là thịt chó mắm tôm thì năm nay thủ phạm gây bệnh đa dạng hơn nhiều. Ths, bác sĩ Cấp cho rằng đến thời điểm này cấm ăn thịt chó, mắm tôm thì đã muộn bởi vi khuẩn đã phát tán ra môi trường xung quanh. Người dân nên tự phòng tránh dịch. Nghiên cứu vi khuẩn tả trong nhuyễn thể nước ngọt       Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn, tại buổi giao ban phòng chống bệnh ở người, ngày 14/7. Theo đó, hiện nay tại 11 tỉnh thành tiêu chảy cấp nguy hiểm đã xuất hiện tại 11 tỉnh thành với 321 bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả, trong đó riêng Hà Nội là 54 ca. Điều đặc biệt là, trước đây vi khuẩn tả thường chỉ tồn tại lâu trong nước lợ, ký sinh trong các loại nhuyễn thế, khi gặp điều kiện thuận lợi là phát tán. Tuy nhiên, trong bề mặt nước ngọt hiện nay cũng xuất hiện nhiều, vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu xem thời gian tồn tại của nó có bền như trong môi trường nước lợ hay không?
Theo Hà Mi
P.T

Đọc thêm