Trong khi đó, lúc 8g35 sáng 14/11 (giờ Hà Nội, tức 2g25 sáng Paris, Pháp), Guardian thông tin: ít nhất 158 người chết.
10g05' (giờ Hà Nội): Tổng thống Pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Công tố viên Paris Francois Molins ngày 14/11 thông báo trên truyền hình rằng ít nhất 5 tay súng khủng bố tham gia vào các cuộc xả súng đã bị "vô hiệu hóa".
Sau khi rời khỏi sân vận động Stade de France, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua. Ông cũng đã tuyên bố đóng cửa biên giới để ngăn chặn các phần tử khủng bố chạy thoát.
Chính phủ Pháp cũng đã cho đóng cửa các tuyến đường sắt và trường học tại thủ đô Paris trong ngày 14-11. Tuy nhiên Reuters cho biết có thể một số tuyến đường sắt và dịch vụ hàng không vẫn được vận hành.
Tất cả các đơn vị khẩn cấp đã được huy động và các cảnh sát đang trong kỳ nghỉ phép cũng được điều động trở lại làm việc. Khoảng 1.500 quân tiếp viện của Pháp cũng đã được triển khai đến Paris trong khi các bệnh viện kêu gọi nhân viên sẵn sàng cứu chữa cho những người bị thương.
Reuters cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu còn có tay súng nào đang lẩn trốn tại Paris hay không.
Các đài phát thanh địa phương khuyến cáo người dân Paris nên ở trong nhà và tránh xa đường phố cũng như kêu gọi người dân giúp đỡ những người đang gặp khó khăn ở ngoài phố.
Công tố viên Paris Francois Molins ngày 14/11 thông báo trên truyền hình rằng ít nhất 5 tay súng khủng bố tham gia vào các cuộc xả súng đã bị "vô hiệu hóa".
Sau khi rời khỏi sân vận động Stade de France, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua. Ông cũng đã tuyên bố đóng cửa biên giới để ngăn chặn các phần tử khủng bố chạy thoát.
Chính phủ Pháp cũng đã cho đóng cửa các tuyến đường sắt và trường học tại thủ đô Paris trong ngày 14-11. Tuy nhiên Reuters cho biết có thể một số tuyến đường sắt và dịch vụ hàng không vẫn được vận hành.
Tất cả các đơn vị khẩn cấp đã được huy động và các cảnh sát đang trong kỳ nghỉ phép cũng được điều động trở lại làm việc. Khoảng 1.500 quân tiếp viện của Pháp cũng đã được triển khai đến Paris trong khi các bệnh viện kêu gọi nhân viên sẵn sàng cứu chữa cho những người bị thương.
Reuters cho biết hiện vẫn chưa rõ liệu còn có tay súng nào đang lẩn trốn tại Paris hay không.
Các đài phát thanh địa phương khuyến cáo người dân Paris nên ở trong nhà và tránh xa đường phố cũng như kêu gọi người dân giúp đỡ những người đang gặp khó khăn ở ngoài phố.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đã thị sát nhà hát Bataclan, nơi nhiều người thiệt mạng nhất trong chuỗi vụ khủng bố ở Paris. Ông chủ Điện Elysee kêu gọi người dân Pháp bình tĩnh, đoàn kết để chống lại chủ nghĩa khủng bố.
“Đối mặt với khủng bố, nước Pháp cần mạnh mẽ”, ông Hollande nói trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp.
Tổng thống Hollande đã hủy bỏ kế hoạch đến Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần này để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20. Ông cũng đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp trong hội đồng an ninh quốc gia lúc 9g sáng (15g hôm nay theo giờ VN).
Tổng thống Hollande đã hủy bỏ kế hoạch đến Thổ Nhĩ Kỳ cuối tuần này để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20. Ông cũng đã kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp trong hội đồng an ninh quốc gia lúc 9g sáng (15g hôm nay theo giờ VN).
CNN vừa đưa tin lúc 9h45' sáng nay (14/11, giờ Hà Nội), cảnh sát cho biết 4 kẻ khủng bố tại nhà hát Bataclan đã bị bắn chết, trong đó có 3 kẻ quấn thuốc nổ quanh người. Các chuyên gia bình luận rằng các vụ khủng bố này cho thấy trình độ của những kẻ tấn công đã bước lên một bước mới, khi mà các cá nhân/nhóm thực hiện các vụ tấn công nhịp nhàng tại nhiều địa điểm cùng một lúc.
Hiện phía cảnh sát Pháp đã xác định được 7 địa điểm bị tấn công. 3 vụ nổ xảy ra ở ngoài quán bar gần sân vận động Stade de France, nơi đội tuyển Pháp và Đức đang thi đấu. 4 vụ tấn công khác xảy ra ở các địa điểm trong thành phố bao gồm nhà hát lâu đời ở Paris.
Trong khi đó, lúc 9h00, (giờ Hà Nội): New York trong tình trạng báo động. Sở Cảnh sát New York (NYPD) cho hay đã tăng cường an ninh ở các địa điểm trọng yếu tại thành phố lớn nhất nước Mỹ này sau các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng ở Pháp.
Sau khi tin tức về các vụ tấn công tử Paris (Pháp), Đội phản ứng chống khủng bố của NYPD và các đơn vị đặc nhiệm khác đã được triển khai để bảo vệ các khu vực trong thành phố có đông du khách cũng như tòa lãnh sự Pháp ở trung tâm Manhattan.
New York cũng là nơi xảy ra vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa tháp đôi khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Đây cũng được coi là mục tiêu hàng đầu của những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Thị trưởng New York Bill de Balsio hôm 13-11 (giờ Mỹ) nói thành phố này đang trong tình trạng báo động liên tục và sẵn sàng ứng phó với bất cứ cuộc tấn công nào sau loạt tấn công khủng bố ở Paris.
“Mỗi khi chúng ta chứng kiến một vụ tấn công như thế này, nó nhắc chúng ta phải chuẩn bị cẩn thận” - ông nói.
Bên ngoài New York, như Reuters cho hay, các lực lượng thực thi luật pháp các các cơ quan giao thông cũng đang trong tình trạng báo động. Cảnh sát ở Massachusetts nói họ cũng có nhiều hành động tăng cường an ninh sau vụ ở Paris.
Các hành động tăng cường an ninh tương tự cũng diễn ra ở St. Louis, Chicago.
Sau khi tin tức về các vụ tấn công tử Paris (Pháp), Đội phản ứng chống khủng bố của NYPD và các đơn vị đặc nhiệm khác đã được triển khai để bảo vệ các khu vực trong thành phố có đông du khách cũng như tòa lãnh sự Pháp ở trung tâm Manhattan.
New York cũng là nơi xảy ra vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa tháp đôi khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Đây cũng được coi là mục tiêu hàng đầu của những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Thị trưởng New York Bill de Balsio hôm 13-11 (giờ Mỹ) nói thành phố này đang trong tình trạng báo động liên tục và sẵn sàng ứng phó với bất cứ cuộc tấn công nào sau loạt tấn công khủng bố ở Paris.
“Mỗi khi chúng ta chứng kiến một vụ tấn công như thế này, nó nhắc chúng ta phải chuẩn bị cẩn thận” - ông nói.
Bên ngoài New York, như Reuters cho hay, các lực lượng thực thi luật pháp các các cơ quan giao thông cũng đang trong tình trạng báo động. Cảnh sát ở Massachusetts nói họ cũng có nhiều hành động tăng cường an ninh sau vụ ở Paris.
Các hành động tăng cường an ninh tương tự cũng diễn ra ở St. Louis, Chicago.
Ở Pháp, theo công tố viên Paris, 5 kẻ tấn công đã chết trong loạt vụ khủng bố ở Paris. Ít nhất hai trong số chúng bị giết khi cảnh sát đột kích nhà hát Bataclan, một tên chết trong vụ đánh bom ở sân vận động Stade de France. Nhà chức trách chưa thể xác định chính xác số kẻ tấn công trong loạt vụ khủng bố.
CNN vẫn đang đưa tin lúc 8h50' (giờ Hà Nội), nhà chức trách Pháp xác nhận số lượng những kẻ khủng bố "còn rất nhiều".
Các cuộc tấn công khủng bố xảy ra đồng loạt tại một số địa điểm giải trí xung quanh thủ đô Paris tối 13/11. Khoảng 7h30 (giờ Việt Nam), đợt tấn công của cảnh sát đặc nhiệm vào phòng hòa nhạc Bataclan, nơi những kẻ tấn công bắt con tin, đã kết thúc. Hai kẻ tấn công bị tiêu diệt.
Reuters đưa tin tổng thống Francois Hollande đã triệu tập một cuộc họp nội các khẩn cấp lúc nửa đêm ngày 13-11 (6 giờ sáng ngày 14-11 theo giờ Việt Nam) sau khi các cuộc tấn công xảy ra. Cảnh sát Pháp công bố lúc hơn 1h sáng (giờ Paris, tức hơn 7h ngày 14-11, giờ Hà Nội), số người chết trong các vụ khủng bố liên hoàn ở Paris đã tăng lên 100 người.
Các cuộc tấn công phối hợp giữa súng và bom xảy ra tại Pháp - một thành viên sáng lập liên minh không kích do Mỹ dẫn đầu tại Syria và Iraq.
Các nguồn tin an ninh phương Tây cho biết họ tình nghi một nhóm các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo đứng sau cuộc thảm sát này.
Theo Reuters, ít nhất hai vụ nổ xảy ra gần sân vận động quốc gia Stade de France khi trận giao hữu giữa Pháp và Đức đang diễn ra với sự tham dự của tổng thống Hollande. Trận đấu vẫn tiếp tục cho đến khi kết thúc nhưng hoảng loạn xảy ra trong đám đông người hâm mộ tại sân vận động khi nghe tin về các cuộc tấn công.
Cảnh sát đang đưa một nạn nhân rời hiện trường. |
Máy bay trực thăng đã đáp xuống sân vận động để nhanh chóng đưa ông Hollande đến Bộ Nội vụ và chỉ đạo đối phó với tình hình lộn xộn đang xảy ra ở thủ đô Paris.
Truyền thông Pháp đưa tin có khoảng 4 vụ nổ súng ở trung tâm Paris. Một trong số các cuộc tấn công này biến thành một vụ bắt giữ con tin. Các nhân chứng cho biết vụ bắt giữ con tin diễn ra tại nhà hát Bataclan sau khi nhiều tiếng súng được nghe thấy.
Tiếng súng bắt đầu nổ ra tại Bataclan khoảng 1 giờ sau khi nhóm nhạc rock California Eagles of Death Metal trình diễn. Đài truyền hình BFM TV cho biết một hoặc hai tay súng đã bước vào khán phòng và bắn chỉ thiên.
Một nhân chứng cho biết có đến 60 con tin đang bị giam giữ bên trong khán phòng. "Có rất nhiều người ở đó. Tôi không biết những gì đang diễn ra nữa. Thật kinh khủng. Có một thi thể ở trong đó. Thật kinh khủng" - nhân chứng tên Anna thổn thức nói với đài BFM TV.
Bên cạnh đó một vụ nổ súng đã xảy ra tại nhà hàng Campuchia mang tên Petit Cambodge ở quận 10 của Paris. Các nhân chứng cho biết các tay súng vũ trang bằng súng trường Kalashnikov đã bắn vào các thực khách qua các ô kính và gây nhiều thương vong.
Cảnh sát Pháp đang giúp đỡ một người bị thương trong vụ tấn công tại phòng hòa nhạc Bataclan - Ảnh: Reuters. |
"Tôi đang trên đường đến gặp em gái tôi khi nghe đến vụ nổ súng. Sau đó tôi nhìn thấy 3 người chết trên mặt đất. Tôi biết họ đã chết bởi vì họ được bọc trong các túi nhựa" - sinh viên Fabien Baron nói với Reuters.
Ngoài ra cũng có các báo cáo về các vụ nổ súng ở rue de Charonne tại quận 11 và trung tâm thương mại Les Halles ở trung tâm Paris.
Reuters cho biết hiện vẫn chưa có tổ chức khủng bố nào đứng ra chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công ở Paris.
Tổng thống Hollande đã đến ngay Bộ Nội vụ và thành lập bộ phận khẩn cấp, bao gồm Thủ tướng Manuel Valls và Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve, để xử lý tình hình. Phát biểu trước người dân cả nước, Tổng thống Hollande tuyên bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh đóng cửa biên giới.
"Chúng ta sẽ đoàn kết và giữ bình tĩnh trong tình huống này. Nước Pháp cần chứng tỏ sự mạnh mẽ và vĩ đại", ông nói.
Chủ tịch Liên minh châu Âu Jean-Claude Juncker nói ông "vô cùng kinh ngạc" vì những vụ tấn công.
Trong khi đó, tại Mỹ, các quan chức phòng chống khủng bố nhanh chóng triệu tập những cuộc họp để đánh giá tình hình cũng như nhận định khả năng đe dọa với nước Mỹ. Hiện tại, họ cho rằng các thành phố Mỹ chưa đối mặt với nguy cơ nào.
Tổng thống Barack Obama nhanh chóng lên án vụ tấn công nhằm "khủng bố những người dân thường vô tội".
"Đây không chỉ là tấn công nhằm vào Paris hay người dân Pháp, mà là sự tấn công đối với tất cả nhân loại và những giá trị phổ quát mà chúng ta chia sẻ", ông nói.
Bản đồ 3 vụ tấn công liên hoàn vừa xảy ra ở Pháp, trong đó có vụ tấn công ở sân vận động quốc gia Stade de France khi trận giao hữu giữa Pháp và Đức đang diễn ra với sự tham dự của tổng thống Hollande. Trận đấu vẫn tiếp tục cho đến khi kết thúc nhưng hoảng loạn xảy ra trong đám đông người hâm mộ tại sân vận động khi nghe tin về các cuộc tấn công. |
"Đây không chỉ là tấn công nhằm vào Paris hay người dân Pháp, mà là sự tấn công đối với tất cả nhân loại và những giá trị phổ quát mà chúng ta chia sẻ", ông nói.
Reuters đưa tin lúc 7h ngày 14/11 (giờ Hà Nội) cho biết, cảnh sát đã xử lý xong vụ bắt cóc con tin ở nhà hát Bataclan. Ít nhất 2 kẻ tấn công đã bị hạ gục. Tuy nhiên, số người chết có thể sẽ tăng lên sau khi được thống kê. Cảnh sát cho biết những kẻ tấn công sử dụng lựu đạn để ném vào đám đông bên trong rạp hát.
Tổng thống Pháp Francois Hollande đang trực tiếp tới hiện trường một trong các nơi xảy ra khủng bố ở thủ đô Paris. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, liên minh phòng thủ Đại Tây Dương sẽ đứng về phía Pháp “mạnh mẽ và thống nhất” trong cuộc chiến chống lại khủng bố.
“Tôi vô cùng bàng hoàng trước những vụ khủng bố trên khắp Paris tối nay (13/11). Tôi xin chia sẻ với gia đình các nạn nhân, những người bị ảnh hưởng hay toàn thể nhân dân pháp. Chúng tôi sẽ đồng sức đồng lòng trong cuộc chiến chống khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố không bao giờ có thể đánh bại dân chủ”, ông Stoltenberg nói.
“Tôi vô cùng bàng hoàng trước những vụ khủng bố trên khắp Paris tối nay (13/11). Tôi xin chia sẻ với gia đình các nạn nhân, những người bị ảnh hưởng hay toàn thể nhân dân pháp. Chúng tôi sẽ đồng sức đồng lòng trong cuộc chiến chống khủng bố. Chủ nghĩa khủng bố không bao giờ có thể đánh bại dân chủ”, ông Stoltenberg nói.
Nước Pháp từng đặt trong tình trạng cảnh báo về những vụ tấn công khủng bố sau vụ xả súng tại tòa soạn báo Charlie Hebdo và bắt cóc con tin hồi tháng 1 khiến 17 người chết.
Tuy nhiên các cuộc tấn công khủng bố này diễn ra vài ngày sau cuộc tấn công của các tay súng IS nhắm vào quận Hồi giáo Beirut tại Li-băng và vụ máy bay Nga rơi tại bán đảo Sinai của Ai Cập. Đến thời điểm này, vẫn chưa có ai/ nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu này.
Hàng chục người đã thiệt mạng sau hàng loạt vụ xả súng ở thủ đô Paris. CNN cho biết con số thương vong ít nhất là 153 người chết.
- Ít nhất 112 người thiệt mạng ở nhà hát Bataclan.
- 3 vụ nổ xảy ra ở ngoài quán bar gần sân vận động Stade de France, nơi đội tuyển Pháp và Đức đang thi đấu.
- Tổng thống Francois Hollande đã ban bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa biên giới, kiểm soát giao thông và triển khai quân đội để ngăn ngừa những vụ tấn công mới.
- Thị trưởng Paris khuyên người dân ở trong nhà.
- Các lãnh đạo quốc tế lên án vụ tấn công khủng bố.
* Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những vụ tấn công tại Pháp ngày 13/11 khiến nhiều người thiệt mạng, bị thương và bị bắt làm con tin, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Chúng tôi hết sức bàng hoàng và lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra vào ngày 13/11 tại Pháp khiến nhiều người bị thiệt mạng và bị thương. Việt Nam xin chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn mà chính phủ, nhân dân Pháp cũng như gia đình những nạn nhân đang phải hứng chịu. Chúng tôi tin tưởng rằng với những nỗ lực mà Chính phủ và nhân dân Pháp đang triển khai, những kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng".
* Ngày 14/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Cùng ngày Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp.
* Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những vụ tấn công tại Pháp ngày 13/11 khiến nhiều người thiệt mạng, bị thương và bị bắt làm con tin, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Chúng tôi hết sức bàng hoàng và lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra vào ngày 13/11 tại Pháp khiến nhiều người bị thiệt mạng và bị thương. Việt Nam xin chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn mà chính phủ, nhân dân Pháp cũng như gia đình những nạn nhân đang phải hứng chịu. Chúng tôi tin tưởng rằng với những nỗ lực mà Chính phủ và nhân dân Pháp đang triển khai, những kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng".
* Ngày 14/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng thống Pháp Francois Hollande; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Cùng ngày Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp.