Theo công bố của Bộ GD-ĐT, đến nay đã có 237 trường ĐH, CĐ và trung cấp chuyên nghiệp hoàn thành tự đánh giá, trong đó bậc ĐH có 100 trường. Bộ cũng đặt mục tiêu đến năm 2015- 2020 có 90-95% trường ĐH hoàn thành tự đánh giá, chuyển sang giai đoạn đánh giá ngoài.
Nhìn vào số trường tham gia kiểm định nhằm xây dựng “văn hóa chất lượng”, nhiều người thấy lạc quan. Nhưng tốc độ kiểm định quá nhanh ở một số trường khiến không ít người lo ngại về chất lượng thực hiện kiểm định và cả những chuyển biến thực chất đằng sau các báo cáo.
Mọi việc lại như cũ
Theo GS Nguyễn Mậu Bành, thành viên hội đồng kiểm định chất lượng, các trường ĐH nước ngoài cần ít nhất 18 tháng để tự đánh giá và khắc phục các tồn tại trước khi đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục. Trong khi đó ở VN, có trường ĐH chỉ cần sáu tháng để làm việc này.
Đáng lo hơn, qua báo cáo tự đánh giá, có thể thấy thực tế đào tạo của các trường còn nhiều bất ổn. Thế nhưng, sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, việc đưa ra chiến lược trong khắc phục tồn tại ở thời kỳ “hậu tự đánh giá” chưa được nhiều trường chú ý.
Theo TS Nguyễn Kim Dung - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhiều trường chưa có kế hoạch và chiến lược cụ thể nhằm nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo theo định hướng đa dạng. Phần lớn các trường được đánh giá “có chương trình đào tạo nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của hệ thống tín chỉ”.
TS Dung nhận xét: “Qua thực tế Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và trao đổi thông tin với các trường khác, sau tự đánh giá, chất lượng đội ngũ vẫn chưa được cải tiến rõ rệt, đặc biệt về chuyên môn, nghề nghiệp. Nhiều tài liệu quan trọng có liên quan đến giảng viên, sinh viên như chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy vẫn chưa được công khai trên trang web, tạo điều kiện cho người học tiếp cận thông tin”.
Theo đánh giá của các chuyên gia đánh giá ngoài, nghiên cứu khoa học là một trong những điểm yếu kém nhất của các trường ĐH VN. TS Nguyễn Kim Dung cho rằng đề tài nghiên cứu khoa học không những không tăng mà còn giảm. Giải thích về những bất cập chậm được khắc phục, một số hiệu trưởng cho rằng sau tự đánh giá, do sự vụ quá nhiều, thiếu lãnh đạo, thiếu kế hoạch cải tiến chất lượng, thiếu kinh phí nên mọi việc trở lại như cũ.
“Văn hóa chất lượng” còn xa
Theo TS Hồ Tấn Sính - Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM, một trong những cản trở lớn trong quá trình tham gia kiểm định là nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về lĩnh vực đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục còn rất mơ hồ. Cán bộ chuyên trách về việc này không được đào tạo có hệ thống bài bản, phần lớn chưa qua tập huấn về nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm về mọi mặt.
Cũng chính vì vậy mà kể cả khi giai đoạn tự đánh giá hoàn thành, việc xây dựng “văn hóa chất lượng” làm cơ sở cho mỗi thành viên trong nhà trường biết đến công việc của mình và ý thức rõ việc phải đảm bảo chất lượng là điều cực kỳ khó khăn. Bởi đó không đơn thuần là rà soát thực trạng, lập báo cáo mà là định hướng khắc phục, giải pháp khắc phục và cách để duy trì phát triển chất lượng.
PGS Nguyễn Công Khanh, giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và khảo thí Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng để xây dựng “văn hóa chất lượng” sau kiểm định, phải có giải pháp khắc phục theo lộ trình hợp lý, nhiều hoạt động phải được duy trì thường xuyên, định kỳ, trên cơ sở hệ thống các quy định, cơ chế thưởng, phạt rõ ràng, minh bạch.
TS Nguyễn Văn Minh, giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường ĐH Ngoại thương, đề xuất Bộ GD-ĐT nên tổ chức các cuộc giao lưu, tọa đàm học hỏi kinh nghiệm giữa các trung tâm đảm bảo chất lượng của các trường để chia sẻ các mối quan tâm chung, hỗ trợ lẫn nhau, dần dần hình thành cộng đồng đảm bảo chất lượng, xây dựng các hình mẫu quản lý chất lượng điển hình ở các cấp độ khác.
TS Nguyễn Kim Dung cho rằng để tránh tình trạng “quay về như cũ”, Bộ GD-ĐT cần yêu cầu lãnh đạo các trường phải cam kết cải tiến chất lượng và khắc phục các bất cập, bên cạnh đó là xây dựng cơ chế khuyến khích các trường tham gia kiểm định và đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Xuân Thanh, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho đến nay Bộ GD-ĐT mới chỉ có duy nhất giải pháp khuyến khích các trường tham gia hoạt động kiểm định chất lượng là tính điểm thi đua và xem xét tăng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Nhưng đối với nhiều trường, giải pháp này không đủ tác động vì thực tế họ còn tuyển không đủ chỉ tiêu được giao.
Nhìn vào số trường tham gia kiểm định nhằm xây dựng “văn hóa chất lượng”, nhiều người thấy lạc quan. Nhưng tốc độ kiểm định quá nhanh ở một số trường khiến không ít người lo ngại về chất lượng thực hiện kiểm định và cả những chuyển biến thực chất đằng sau các báo cáo.
Mọi việc lại như cũ
Theo GS Nguyễn Mậu Bành, thành viên hội đồng kiểm định chất lượng, các trường ĐH nước ngoài cần ít nhất 18 tháng để tự đánh giá và khắc phục các tồn tại trước khi đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục. Trong khi đó ở VN, có trường ĐH chỉ cần sáu tháng để làm việc này.
Đáng lo hơn, qua báo cáo tự đánh giá, có thể thấy thực tế đào tạo của các trường còn nhiều bất ổn. Thế nhưng, sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, việc đưa ra chiến lược trong khắc phục tồn tại ở thời kỳ “hậu tự đánh giá” chưa được nhiều trường chú ý.
Các tân cử nhân Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong ngày tốt nghiệp 5-8-2010. Đây là một trong những trường đã tiến hành kiểm định - (Ảnh: Như Hùng) |
Theo TS Nguyễn Kim Dung - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhiều trường chưa có kế hoạch và chiến lược cụ thể nhằm nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo theo định hướng đa dạng. Phần lớn các trường được đánh giá “có chương trình đào tạo nhưng vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu của hệ thống tín chỉ”.
TS Dung nhận xét: “Qua thực tế Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và trao đổi thông tin với các trường khác, sau tự đánh giá, chất lượng đội ngũ vẫn chưa được cải tiến rõ rệt, đặc biệt về chuyên môn, nghề nghiệp. Nhiều tài liệu quan trọng có liên quan đến giảng viên, sinh viên như chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy vẫn chưa được công khai trên trang web, tạo điều kiện cho người học tiếp cận thông tin”.
Theo đánh giá của các chuyên gia đánh giá ngoài, nghiên cứu khoa học là một trong những điểm yếu kém nhất của các trường ĐH VN. TS Nguyễn Kim Dung cho rằng đề tài nghiên cứu khoa học không những không tăng mà còn giảm. Giải thích về những bất cập chậm được khắc phục, một số hiệu trưởng cho rằng sau tự đánh giá, do sự vụ quá nhiều, thiếu lãnh đạo, thiếu kế hoạch cải tiến chất lượng, thiếu kinh phí nên mọi việc trở lại như cũ.
“Văn hóa chất lượng” còn xa
Theo TS Hồ Tấn Sính - Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM, một trong những cản trở lớn trong quá trình tham gia kiểm định là nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về lĩnh vực đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục còn rất mơ hồ. Cán bộ chuyên trách về việc này không được đào tạo có hệ thống bài bản, phần lớn chưa qua tập huấn về nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm về mọi mặt.
Cũng chính vì vậy mà kể cả khi giai đoạn tự đánh giá hoàn thành, việc xây dựng “văn hóa chất lượng” làm cơ sở cho mỗi thành viên trong nhà trường biết đến công việc của mình và ý thức rõ việc phải đảm bảo chất lượng là điều cực kỳ khó khăn. Bởi đó không đơn thuần là rà soát thực trạng, lập báo cáo mà là định hướng khắc phục, giải pháp khắc phục và cách để duy trì phát triển chất lượng.
PGS Nguyễn Công Khanh, giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và khảo thí Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng để xây dựng “văn hóa chất lượng” sau kiểm định, phải có giải pháp khắc phục theo lộ trình hợp lý, nhiều hoạt động phải được duy trì thường xuyên, định kỳ, trên cơ sở hệ thống các quy định, cơ chế thưởng, phạt rõ ràng, minh bạch.
TS Nguyễn Văn Minh, giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng Trường ĐH Ngoại thương, đề xuất Bộ GD-ĐT nên tổ chức các cuộc giao lưu, tọa đàm học hỏi kinh nghiệm giữa các trung tâm đảm bảo chất lượng của các trường để chia sẻ các mối quan tâm chung, hỗ trợ lẫn nhau, dần dần hình thành cộng đồng đảm bảo chất lượng, xây dựng các hình mẫu quản lý chất lượng điển hình ở các cấp độ khác.
TS Nguyễn Kim Dung cho rằng để tránh tình trạng “quay về như cũ”, Bộ GD-ĐT cần yêu cầu lãnh đạo các trường phải cam kết cải tiến chất lượng và khắc phục các bất cập, bên cạnh đó là xây dựng cơ chế khuyến khích các trường tham gia kiểm định và đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Xuân Thanh, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho đến nay Bộ GD-ĐT mới chỉ có duy nhất giải pháp khuyến khích các trường tham gia hoạt động kiểm định chất lượng là tính điểm thi đua và xem xét tăng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Nhưng đối với nhiều trường, giải pháp này không đủ tác động vì thực tế họ còn tuyển không đủ chỉ tiêu được giao.
Khoảng 50-80% tiêu chí đạt mức 2
Có 10 tiêu chuẩn, 53 tiêu chí bao quát hầu hết các mặt hoạt động của trường, mỗi tiêu chí chia ra hai mức, mức 1 (đạt khoảng 50% yêu cầu) và mức 2. Theo một số trường đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, hầu như không có trường nào đạt toàn bộ tiêu chí ở mức 2. Phổ biến ở các trường này chỉ có khoảng 50-80% tiêu chí đạt mức 2, có tiêu chí không đạt yêu cầu. Đơn cử như Trường ĐH Hải Phòng, chỉ có 23 tiêu chí đạt mức 2, 30 tiêu chí chỉ đạt mức 1. ĐH Huế sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá chuyển sang đánh giá ngoài, kết quả cũng chỉ có 35 tiêu chí xếp mức 2 (chiếm 66,04%)... |
Theo Vĩnh Hà
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ