Theo quy định, kể từ 15/4/2010, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em chính thức được áp dụng. Thế nhưng, đến thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em tại Hà Nội vẫn chưa dán tem quy chuẩn chất lượng cho sản phẩm của mình.
>> Đồ chơi trẻ em: Không hợp chuẩn vẫn vô tư mua bán
Tem quy chuẩn: Khi nào có sẽ dán!
Theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường hiện nay, đồ chơi trẻ em không có dấu hợp chuẩn vẫn được bày bán tràn lan tại các cửa hàng trên các đường phố, các chợ…
Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất vẫn gần như không biết đến loại tem này hoặc có nghe nói qua nhưng không biết phải thực hiện từ bao giờ.
>> Đồ chơi trẻ em: Không hợp chuẩn vẫn vô tư mua bán
Tem quy chuẩn: Khi nào có sẽ dán!
Theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường hiện nay, đồ chơi trẻ em không có dấu hợp chuẩn vẫn được bày bán tràn lan tại các cửa hàng trên các đường phố, các chợ…
Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất vẫn gần như không biết đến loại tem này hoặc có nghe nói qua nhưng không biết phải thực hiện từ bao giờ.
|
Nhiều đồ chơi được bày bán không có tem quy chuẩn chất lượng. |
Tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em Hưng Hà (Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội), rất nhiều các loại đồ chơi màu mè sặc sỡ được trưng bày, tuy nhiên, ngoài tem nhãn của sản phẩm được dán ngoài vỏ hộp (đồ chơi cho trẻ nhỏ) và dán trên sản phẩm (đồ chơi cho trẻ lớn) thì không thấy có tem quy chuẩn chất lượng sản phẩm.
Theo nhân viên bán hàng của cơ sở này, từ trước đến giờ chưa nghe thấy loại tem này. Còn về chất lượng sản phẩm thì năm nào công ty thực hiện đầy đủ việc đăng ký, kiểm định chất lượng các loại đồ chơi theo đúng tiêu chuẩn của Bộ KH&CN và được cấp giấy chứng nhận đảm bảo các yêu cầu về chất lượng.
“Cơ sở chúng tôi đã sản xuất mặt hàng này từ lâu nên phải có đủ giấy tờ mới làm ăn được. Hơn nữa, việc dán tem của hãng lên sản phẩm là để chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, hàng hóa của chúng tôi buộc phải đảm bảo chất lượng, nếu có vấn đề gì xảy ra, cơ sở sẽ phải đóng cửa”, anh nhân viên bán hàng khẳng định.
Còn theo chị Trần Thị Ánh, Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Etic Việt Nam (Thanh Trì, Hà Nội), việc dán tem quy chuẩn lên mỗi sản phẩm là việc các nhà sản xuất nên làm, khi nào Bộ KH&CN có loại tem này, cơ sở chị sẽ sử dụng để dán(!?)
Chị Ánh cho biết, mặc dù có biết đến loại tem này nhưng chị không rõ thực hiện từ bao giờ và làm thế nào để có thể lấy tem về dán lên tất cả các sản phẩm.
“Hiện các sản phẩm của công ty chúng tôi đều có tem nhãn của hãng, giấy chứng nhận độc quyền và giấy chứng nhận an toàn. Còn việc dán tem quy chuẩn lên từng sản phẩm tôi cũng chưa rõ làm thế nào vì công ty có rất nhiều loại đồ chơi khác nhau”, chị Ánh nói.
Trước đây, theo chị Ánh, mỗi năm 2 lần, công ty đều phải mang mẫu đi kiểm định, nếu thấy đảm bảo thì mới được cấp giấy chứng nhận và tiếp tục sản xuất.
Không dán được vì sản phẩm không đạt chất lượng
Trong khi đó, một số cơ sở sản xuất mặc dù đã bắt đầu thực hiện việc dán tem, song số lượng rất hạn chế vì nhiều sản phẩm thực sự vẫn chưa đảm bảo về chất lượng và không biết phải kiểm định từ khâu nào.
Bà Trần Thị Hồng Hạnh, trưởng phòng kinh doanh, Công ty Cổ phần Sản xuất & Thương mại Hoàng Mai (4B Khu bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) thừa nhận: “Tất cả sản phẩm thì chúng tôi chưa dán tem được hết, chỉ có một số sản phẩm thôi. Việc kiểm định này rất khó, vì ngoài bàn ghế đồ gỗ ra còn giá kệ đồ gỗ, đồ chơi ngoài trời, đồ chơi trong nhà, rất nhiều mục hàng nên nếu kiểm định thì nói thật nhiều mặt hàng không đảm bảo”.
Bà Hạnh cho biết, với một số mặt hàng công ty trực tiếp sản xuất ra và nhập khẩu về thì chắc chắn sẽ có kiểm định chất lượng. Ví dụ, mặt hàng ghế nhựa cho trẻ em, nhà máy sản xuất đảm bảo là nhựa tốt, dùng cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên. Hoặc là những sản phẩm nhập ngoại, thậm chí là hàng Trung Quốc, nhưng được sản xuất bởi các hãng uy tín thì cũng có tem quy chuẩn vì chứng minh được nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đảm bảo. Tuy nhiên, theo bà Hạnh: “Vẫn còn những sản phẩm không đảm bảo chất lượng như bàn Composite. Hiện không thể dán tem được vì làm bằng nhựa cũng độc hại. Loại bàn này chỉ đẹp về mẫu mã nhưng chất lượng không đảm bảo”. Mặt khác, theo bà Hạnh, việc đăng ký hiện nay cũng rất khó khăn vì không biết đăng ký như thế nào và bắt đầu từ đâu. Ví dụ những sản phẩm công ty sản xuất nhưng nhập khẩu nguyên liệu như nhựa, gỗ, vải vóc… từ nơi khác thì nguyên liệu đó công ty phải đi kiểm định hay các nhà cung cấp nguyên liệu phải kiểm định. Trong khi đó, theo ông Tuấn Hùng, Phó giám đốc trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng 1, hiện chưa có một doanh nghiệp, đơn vị nào đến trung tâm kiểm nghiệm mức độ an toàn đồ chơi trẻ em. Mặc dù trước đây Bộ KH &CN đã có khuyến khích các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn gắn dấu hợp chuẩn lên sản phẩm nhưng chưa có doanh nghiệp nào tự giác. Do vậy, hiện vẫn chưa có sản phẩm đồ chơi trẻ em nào trên thị trường có dấu hợp chuẩn.
Nguyễn Yến
Theo Khoa học đời sống online