Kiều hối sẽ tăng mạnh

Tờ Washington Post (Mỹ) dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 17/8 cho biết, năm 2001-2008, lượng kiều hối từ người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước hằng năm tăng gấp 3 lần, lên tới 7,2 tỷ USD năm 2008, tương đương khoảng 8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.

Tờ Washington Post (Mỹ) dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 17/8 cho biết, năm 2001-2008, lượng kiều hối từ người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước hằng năm tăng gấp 3 lần, lên tới 7,2 tỷ USD năm 2008, tương đương khoảng 8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.

Chuyển kiều hối về nước, mua nhà, mở rộng kinh doanh hay hỗ trợ gia đìng đang trở thành phương thức thông dụng của bà con kiều bào trong nỗ lực đầu tư về quê hương. Trong năm 2009, lượng kiều hối chuyển về giảm xuống còn khoảng 6,8 tỷ USD do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Dự án khu vui chơi Happyland tại Phú Thọ do doanh nhân kiều bào Ukraine đầu tư.
Dự án khu vui chơi Happyland tại Phú Thọ do doanh nhân kiều bào Ukraine đầu tư.

Chuyên gia cao cấp WB tại Việt Nam, ông Daniel Mont, cho rằng: “Khi kinh tế thế giới hồi phục và Chính phủ Việt Nam chú trọng chính sách lao động ở nước ngoài thì lượng kiều hối sẽ tăng”. Ahmad Ahsan, chuyên gia kinh tế WB phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương dự báo lượng kiều hối gửi về các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam có thể tăng khoảng 6,2% năm 2010 và lên mức 7,1% năm 2011. Đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình, lượng kiều hối lên tới 335,8 tỷ USD trong năm 2008 không chỉ giúp cải thiện mức sống của người dân mà còn hỗ trợ nhập khẩu và giảm thâm hụt ngân sách. Khi kiều hối tăng, dòng tiền chính sẽ chảy vào các doanh nghiệp.

Theo Ngân hàng Mỹ Wells Fargo, hiện cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho 15 quốc gia tại châu Á và châu Mỹ Latin, lượng tiền trung bình trong mỗi giao dịch cao nhất là 1.662 USD thường được chuyển đến Ấn Độ, sau đó là Việt Nam với mức 1.369 USD. Trưởng bộ phận Dịch vụ Ngoại hối toàn cầu của Wells Fargo ông Daniel Ayala cho rằng, lý do chính khiến người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về nước chính là sức hấp dẫn của kinh doanh, hỗ trợ họ hàng và tỷ lệ các doanh nghiệp Việt Nam trong nước nhận được hỗ trợ của người Việt Nam ở nước ngoài tương đối cao.

Giáo sư luật ĐH Lowa (Mỹ) Mark Sidel, chuyên gia nghiên cứu dòng tiền kiều hối, cho rằng, “khi người Việt ở nước ngoài ngày càng gắn kết với quê hương thì không có lý do gì lượng kiều hối không tăng lên”. Vài năm gần đây, ngày càng có nhiều Việt kiều gửi tiền về quê hương với mục đích từ thiện như hỗ trợ các dự án liên quan tới chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Hà Anh (Washington Post)

Đọc thêm