Đua xe trái phép ở TP.HCM không chỉ để tỉ thí ra oai mà còn là các cuộc đua “độ” ăn tiền được tổ chức rầm rộ vào các đêm thứ bảy, chủ nhật hằng tuần. Đây mới xác thực là những cuộc đua kinh hoàng...
Theo một tay đua, thường mỗi trận đua độ ăn tiền sẽ chỉ có hai xe của hai “lò” quyết “sống mái”. Các trận thư hùng này chủ yếu diễn ra vào ba ngày cuối tuần, vào lúc nửa đêm về sáng. Ngày giờ, địa điểm đua phải bí mật, chỉ có những người trong cuộc hoặc những người thân quen mới biết.
Mỗi trận đua thì xe quyết định 90% chiến thắng, còn lại 10% là “nài” và may mắn. “Nài” phải là những tay liều lĩnh, điều khiển xe điêu luyện, hiểu được xe để có thể mở hết tốc độ trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Theo một tay đua, thường mỗi trận đua độ ăn tiền sẽ chỉ có hai xe của hai “lò” quyết “sống mái”. Các trận thư hùng này chủ yếu diễn ra vào ba ngày cuối tuần, vào lúc nửa đêm về sáng. Ngày giờ, địa điểm đua phải bí mật, chỉ có những người trong cuộc hoặc những người thân quen mới biết.
Mỗi trận đua thì xe quyết định 90% chiến thắng, còn lại 10% là “nài” và may mắn. “Nài” phải là những tay liều lĩnh, điều khiển xe điêu luyện, hiểu được xe để có thể mở hết tốc độ trong khoảng thời gian ngắn nhất.
|
Một cuộc đua xe giữa ban ngày trên đường 25B (Q.2, TP.HCM) - Ảnh: Thuận Thắng |
Đặc biệt, “nài” phải có kỹ năng “đề-pa” khi xuất phát, nếu hai chiếc xe mạnh như nhau nhưng khi đề-pa người nào biết cách ra xe nhanh hơn đối thủ thì cơ may chiến thắng rất lớn.Một cuộc tỉ thí
Mở đợt cao điểm truy quét “quái xế” Ngày 19-7, Phòng CSGT đường bộ Công an TP.HCM cho biết đã mở đợt tổng kiểm tra, xử lý xe khách và môtô trong dịp hè 2010. Theo đó, từ nay đến hết tháng 7-2010, các đơn vị thuộc phòng CSGT tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát và cương quyết xử lý các đối tượng đua xe, tổ chức đua xe trái phép, tụ tập môtô phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng. Trong đợt cao điểm này, CSGT cũng sẽ tập trung xử lý những hành vi vi phạm: điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã sử dụng rượu bia; sử dụng còi tùy tiện, không đúng quy định (đặc biệt còi hơi); sử dụng giấy phép lái xe giả; không đội mũ bảo hiểm; người đi bộ qua đường không đúng quy định và những lỗi trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông. Hoàng Khương
|
Đêm 17-7, tại đường Nguyễn Văn Linh đoạn từ cầu Trắng (cầu Xóm Củi) đến cầu Đỏ (cầu Cần Giuộc), diễn ra một cuộc tỉ thí đua xe độ ăn tiền giữa hai lò xe “khủng” hiện nay ở TP.HCM là “lò” T (Q.10) và lò SQ (quận 5). Cuộc tỉ thí tuy chỉ có hai chiếc Dream “lên đời” là nhân vật chính, nhưng dàn cổ động viên bám đuôi ăn theo tụ tập gần 200 xe gắn máy các loại để cổ vũ. Đúng 1g sáng, “đội quân” đua xe của hai “lò” với hàng trăm thanh niên nam, nữ bắt đầu tập kết tại địa điểm định trước. Gần 1g30, hai xe đua là hai chiếc Dream vào vị trí xuất phát, một thanh niên tóc nhuộm vàng đi xe Nouvo LX được chỉ định làm trọng tài thét lớn: “1, 2, 3...”. Hai chiếc xe lao đi cùng tiếng nổ đinh tai nhức óc. Hàng trăm chiếc xe máy lập tức phóng theo để hò reo, cổ vũ. Gần 10 phút trôi qua, cả một đoạn đường trên đại lộ Nguyễn Văn Linh trở nên inh ỏi vì tiếng còi xe và tiếng thét gào. Cuộc đua kết thúc trong vòng vài phút, hai bên nhanh chóng chung chi tiền và chuẩn bị cho cuộc đua mới. Theo một cổ động viên, số tiền bên thua phải chung 100 “chai” (triệu đồng), do thành viên của “lò” thua cuộc góp lại. T. - một người của lò SQ - tiết lộ: các cung đường tổ chức đua độ nổi tiếng nhất hiện nay tại TP.HCM là hai đoạn: từ giao lộ giữa Nguyễn Văn Linh và quốc lộ 50 đến cầu Cần Giuộc (huyện Bình Chánh); từ chân cầu vượt An Sương đến Khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Độ dài của đường đua thay đổi tùy theo kèo độ nhưng đều nằm trong hai cung đường này. “Nài” H. “còi”, chuyên điều khiển xe độ ăn tiền cho lò M trên đường Nguyễn Văn Linh, cho biết thường một cuộc đua độ, ngoại trừ lúc xe chạy ở số 1 thì nài ngồi, còn tới số 2 là đã thấy nài nằm dài trên yên để chống cản gió và từ số 2 trở đi là nài chỉ vô số bằng tay - một tay cầm ga tay còn lại vô số. Cho nên kỹ năng đề-pa hơn nhau là ở bước này, ai đang ở số 1 mà nằm được trên yên nhanh nhất, chụp được số 2 để vô số nhanh nhất thì xe sẽ vọt nhanh hơn đối thủ. “Nài” thường được trả tiền rất hậu, thường là 10% số tiền cuộc độ.“Công nghệ” độ xe ăn tiền M.N., một tay chuyên độ xe nổi tiếng ở quận 7, cho biết: “Xe độ phổ biến nhất hiện nay được ưa chuộng là Wave. Nhưng đua độ thì các “lò” thường chọn xe Dream vì có cấu trúc khung sườn cứng cáp hơn Wave. Riêng đám choai choai thích tốc độ vẫn thích Wave hơn vì kiểu dáng đẹp...”. Giá thành “độ” một chiếc xe cũng rất đa dạng. Theo M.N., có “lò” bao làm trọn gói, giá chưa tới 2 triệu đồng mà tốc độ có thể đạt tới 140km/giờ. Các tay đua thường chọn Wave TQ để độ vì giá xe rẻ, lỡ đụng CSGT thì có thể bỏ xe luôn cũng không sao. Theo tìm hiểu, một chiếc xe độ để đua ăn tiền được đầu tư rất kỹ, loại xe số phổ biến được chọn là Dream Thái, chiếc xe sẽ được cắt bỏ những phần khung sườn, đồ nhựa... không cần thiết để giảm trọng lượng nhưng phải gia cố thêm ngay trục chính của khung vài ký lõi thép để đảm bảo độ an toàn. Phần cổ xe cũng sẽ được gia cố lại cứng hơn để xe không bị đảo khi đạt tốc độ cao, thậm chí phải trang bị thêm cho chiếc xe một cây trợ lực tay lái chống lắc. Riêng giá thành một cục máy xe độ để đua ăn tiền lớn gấp nhiều lần giá thành cục máy cho dân đi “bão đêm” bình thường. Tất cả chi tiết trong máy đều được làm bằng đồ “xịn”, các chi tiết quan trọng quyết định đến tốc độ có thể được đặt tại Thái Lan. Malaysia... hoặc được gia công tại VN với độ chính xác cao. Theo T. “khùng”, chuyên “độ” xe cho dân đua xe ăn tiền, các tay đua đến lò muốn “độ” gì thì “độ”, không giới hạn điều kiện, thợ ở lò đủ sức tính toán để cho ra một cục máy hoàn hảo. Thường thì một cục máy “đương kim” sẽ không bao giờ mua được bằng tiền, lò khác chỉ có thể mua được cục máy đó khi chủ cục máy giải nghệ hoặc là có “chiêu” mới hay hơn. Các tay đua độ ăn tiền có máu mặt của lò H (Q.Tân Bình), lò K (Q.Phú Nhuận) như T. què, Đ. hói... chuyên đua ăn tiền ở khu vực ngã tư An Sương cho biết về cự ly đua chỉ từ 1-2km, ít khi đua dài hơn vì xe có thể đứng máy. Kéo với tốc độ cực đại trên quãng đường liên tục 2km, một chiếc xe phổ thông như Dream dù có độ đến cỡ nào cũng không thể chịu đựng nổi.
Giỡn mặt công an
Các tay đua ở TP.HCM hay các tỉnh đều gọi CSGT là “bồ câu”. Dù bị “bồ câu” rượt hoài nhưng chẳng mấy ai ngán ngại, thậm chí còn có hành vi chống lại người thi hành công vụ.Bất chấp “bồ câu” Một đêm đầu tháng 7, cả con đường Hoàng Hoa Thám (TP.HCM) đang hanh nồng mùi khói xe, tiếng gầm rú nhức nhối, bất ngờ có tin báo: “Nó tới rồi bây ơi”. Tất cả nháo nhào, vừa cười vừa nẹt pô bỏ chạy khi hơn chục xe CSGT xuất hiện. Qua điện thoại, các nhóm lại hẹn nhau tập trung ở đường Trần Bình Trọng (P.5, Q.Bình Thạnh). Hơn 20 phút sau, con đường nhỏ ngoằn ngoèo đầy ắp dòng xe chạy lượn lờ kéo dài gần 2km. Dòng xe chạy lòng vòng qua đường Nguyễn Văn Đậu, Phan Văn Trị rồi đổ ra đường Phan Đăng Lưu. “Đêm nay tụ tập để giỡn mặt với “bồ câu”, một thanh niên mặt non choẹt gào lên. Nửa tiếng sau, đoàn xe đến đường Phan Đăng Lưu, đoạn từ ngã tư Phan Xích Long đến Nơ Trang Long, một tốp trong đoàn xe bắt đầu nẹt pô, bứt tốp... Lúc này, lực lượng cơ động và CSGT cũng xuất hiện phía trước. Thấy “bồ câu”, một nhóm hơn trăm xe vẫn ngang nhiên chạy gần chốt chặn và khi cảnh sát chuẩn bị truy đuổi thì lập tức nẹt pô quẹo vô hẻm. Nhiều lần truy bắt các đối tượng tụ tập đua xe, một CSGT tâm sự: “Chuyện các thanh thiếu niên đua xe không chấp hành hiệu lệnh, bỏ chạy bán mạng vào những khu dân cư rất thường xảy ra. Khi truy bắt chúng tôi phải dè chừng, sợ gây tai nạn cho người đi đường và cho cả đối tượng nên không dám đuổi rát. Bắt được rồi cũng không đơn giản, rất khó tìm người làm chứng ký nhận biên bản vì khuya vắng. Đó là chưa kể nhiều tay đua không có tiền đóng phạt, bỏ xe chạy trốn”. Khiêu khích công an Chiều 14-7, trời đổ mưa to. Phòng CSGT Công an Tiền Giang chuẩn bị ra quân chống đua xe. Ngay lúc đó, một nhóm thanh niên đầu trần chở nhau trên bốn xe gắn máy tới trước cổng biễu diễn trò lạng lách, nẹt pô với thái độ khiêu khích rồi... “lặn” mất. Theo chân tổ tuần tra của đại úy Đặng Vũ Ca ở Đội CSGT Công an TP Mỹ Tho, qua một số tuyến đường mới thấy tình trạng đua xe hoặc “biểu diễn” lạng lách, đánh võng đang diễn ra khá phổ biến và công khai. Giữa ban ngày, trên đường Lý Thường Kiệt, một thanh niên nhuộm tóc vàng quạch, không đội mũ bảo hiểm ngang nhiên nẹt pô ầm ầm, tăng ga ngay trước mũi xe CSGT. Đại úy Vũ Ca tăng tốc cho xe đuổi theo. Thanh niên này phóng xe với tốc độ rất cao, luồn lách phía đường ngược chiều. Đến khu vực ngã tư Lý Thường Kiệt - Trần Hưng Đạo, môtô CSGT đuổi gần sát nút, nhưng đúng lúc đó tín hiệu đèn giao thông chuyển đỏ. Xe CSGT dừng lại, còn người thanh niên kia vẫn tăng tốc vượt ngã tư thoát đi mất dạng. Đại úy Vũ Ca phân trần: “Đường đông, nếu truy đuổi gắt quá lỡ xe kia gây tai nạn thì gay. CSGT bị đối tượng đua xe khiêu khích hoài, nhưng thường thất thế trong những tình huống thế này”. Xe CSGT chạy thêm một đoạn thì lại xuất hiện một nhóm bốn thanh niên không đội mũ bảo hiểm vù qua mặt. Đại úy Vũ Ca phóng môtô đuổi theo vòng vèo trong công viên rồi ngược ra ngã tư Lý Thường Kiệt - Tết Mậu Thân. Khi xe CSGT vượt qua chặn đầu thì người thanh niên điều khiển chiếc xe máy cho xe đâm thẳng vào giữa xe CSGT để tẩu thoát. Rất may đại úy Vũ Ca kịp phóng ra khỏi xe nên chỉ bị sây sát nhẹ. Bốn thanh niên cũng ngã xuống đường nhưng nhanh chóng bỏ xe trốn khỏi hiện trường. Trung tá Lê Minh Tuấn (Phòng CSGT Công an Tiền Giang) kể: “Có lần ôtô đặc chủng CSGT ra khu vực Trung Lương chống đua xe. Một nhóm thanh niên chạy bên kia đường thấy xe CSGT liền thi nhau nẹt pô ầm ĩ khiêu khích. Khi cho xe vòng lại thì nhóm này trốn mất. Mới đây một nhóm thanh niên đầu trần chạy ngược chiều, tắt hết đèn đâm thẳng vào ôtô CSGT buộc chúng tôi phải tránh”. Sơn Bình- Vân Trường
|
Theo Đức Thanh
Tuổi Trẻ
Tuổi Trẻ