Loại hóa chất mà các hộ bán gà thịt dùng để nhuộm gà vàng ruộm, bắt mắt thực chất là một loại hóa chất công nghiệp cùng với vec-ni dùng làm bóng gỗ, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
“Đây là phẩm công nghiệp, một loại phẩm dùng để nhuộm gỗ cho đồng màu trước khi phủ vec – ni bên ngoài cho bóng. Phần lớn cánh thợ mộc thường mua phẩm vàng sắt về với mục đích nhuộm gỗ, còn nhiều người khác tới hỏi mua với mục đích gì thì tôi không thể biết”, chủ cửa hàng sơn Đ.B tại Hàng Hòm thẳng thắn nói.
Chủ cửa hàng này còn kể: Ngày xưa, nhiều người còn mua phẩm gụ ở đây về làm giả kem sôcôla. “Thế mới nguy hiểm, thế mới sợ”, anh lắc đầu lè lưỡi.
“Đây là phẩm công nghiệp, một loại phẩm dùng để nhuộm gỗ cho đồng màu trước khi phủ vec – ni bên ngoài cho bóng. Phần lớn cánh thợ mộc thường mua phẩm vàng sắt về với mục đích nhuộm gỗ, còn nhiều người khác tới hỏi mua với mục đích gì thì tôi không thể biết”, chủ cửa hàng sơn Đ.B tại Hàng Hòm thẳng thắn nói.
Chủ cửa hàng này còn kể: Ngày xưa, nhiều người còn mua phẩm gụ ở đây về làm giả kem sôcôla. “Thế mới nguy hiểm, thế mới sợ”, anh lắc đầu lè lưỡi.
Bột hóa chất vàng sắt dễ dàng mua được ở các cửa hàng sơn công nghiệp với giá rẻ từ 9 - 15 nghìn đồng/lạng. |
Dạo một vòng quanh các cửa hàng sơn khác, khi mới hỏi mua phẩm vàng sắt, ai cũng vồn vã mời chào “lấy bao nhiêu, số lượng nhiều không”, nhưng khi ngỏ lời, nói mục đích nhuộm gà, các ông chủ, bà chủ tại đây đều lắc đầu, xua tay: “Không bán”.
Thắc mắc điều này với anh Nguyễn Xuân An, một cư dân sống gần đó cho biết: “Những người bán hàng ở đây đều hiểu tác hại của các loại sơn công nghiệp, nên sẽ không bán nếu nói mua về làm gà. Người buôn gà không ai “khai” thật như thế cả”.
Giá của bột vàng sắt này giao động từ 9.000 – 15.000 đồng/lạng. Tại các cửa hàng phẩm trên phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), màu thực phẩm dùng để “nhuộm” màu sắc cho gà, vịt, sản xuất tại Thái Lan được rao bán với giá 330.000 đồng/kg. Như vậy, nếu đem ra so sánh thì giá của bột vàng sắt rẻ hơn màu thực phẩm gấp 3 – 4 lần. Chính vì lợi nhuận kinh tế nên nhiều chủ buôn bán gà vẫn “nhắm mắt” bỏ qua lợi ích, sức khỏe NTD để mua loại bột công nghiệp nguy hiểm này về tẩm nhúng gà trước khi đem bán.
Theo BS. Nguyễn Xuân Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng Tp.HCM: Thực phẩm cần phải cho gia vị, cho màu sắc là đúng nhưng quan trọng là cho màu gì và sử dụng như thế nào. Nếu người bán dùng màu thực phẩm thì họ hoàn toàn không có lỗi nhưng nếu là màu công nghiệp, màu tạp nham thì nghiêm cấm, không được sử dụng.
BS. Nguyễn Xuân Mai nhấn mạnh: Những màu công nghiệp đều rất độc và đã được cấm dùng trong thực phẩm. Lý do độc là do không được tinh chế, không được tinh khiết, lẫn nhiều những hợp chất hữu cơ, những kim loại chứa nhiều chất độc hại. Gà, vịt có chất mỡ, chất béo nên sẽ thấm hút hóa chất rất nhanh. Khi màu công nghiệp được bôi, quết hoặc ngâm tẩm vào gà vịt, NTD ăn phải sẽ bị độc tiềm ẩn, độc tích lũy, về lâu dài rất nguy hại tới sức khỏe.
Dù chỉ với hàm lượng rất nhỏ thì hóa chất ấy cũng ảnh hưởng tới sức khỏe con người và những người buôn bán thịt gà như thế là vô lương tâm. Tất cả những con gà, con vịt đã ngâm tẩm nhất thiết phải bị tiêu hủy.
Sự khác biệt rõ rệt giữa một con gà chưa nhuộm hóa chất (trắng) và một con gà đã hoàn thành xong công nghệ ngâm tẩm (vàng) (Ảnh chụp từ clip) |
Theo Bs Mai thì NTD khi ăn gà có chứa hóa chất này, nguy cơ độc hại rất lớn, đầu tiên là độc gan, thứ hai là độc thận, thứ ba là độc tế bào, gây rối loạn tế bào, có thể gây nên ung thư, quái thai,... Còn TS.Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: Về nguyên tắc, những gì không thuộc qui định sử dụng cho an toàn thực phẩm thì không được dùng trong thực phẩm. Sơn công nghiệp thì không thể làm phẩm được, đó là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Tùy từng hàm lượng, nồng độ mà mức độ độc hại sẽ khác nhau. Ngoài việc nguy hiểm khi ăn trực tiếp vào cơ thể người, các chất sơn, các chất hữu cơ khi bay lên còn gây ô nhiễm về mùi. Ông Hùng cắt nghĩa tên gọi bột “vàng sắt” như sau: Nếu bột công nghiệp này có thành phần là sắt thì sắt vào cơ thể con người nhiều có thể ảnh hưởng tới dạ dày, đến hệ tiêu hóa. Thông thường, sắt được dùng rất ít, sử dụng nhất định trong liều lượng cho phép của bác sĩ, không thể uống tự do. Nếu “bột vàng sắt” với nghĩa là hóa chất có màu vàng giống sắt thì khi sử dụng trong thực phẩm phải có qui định rõ ràng, phải có sự cho phép của viện vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông cũng bày tỏ lo ngại, có thể hiện nay, nhiều loại gà chết, màu xám xịt, nhiều người buôn bán thịt gà đã dùng cách nào đó để làm thịt gà có màu sắc đẹp lên, bắt mắt và khiến NTD không thể nhận biết được. Tuy nhiên, "điếc không sợ súng", nhận thức của nhiều người dân về hiểm họa từ gà tẩm màu hóa chất còn khá hời hợt. Tiến sĩ Hùng khuyên NTD khi đi mua gà nên mua theo mầu tự nhiên, tránh những màu lạ hay màu sắc pha tạp. “Trong thực phẩm, không nên mua màu mè mà nên mua thực theo màu sắc vốn có của nó, trừ trường hợp thịt chín có thể đổi màu sắc chút ít thì khác, còn nếu thịt tươi sống thì tốt nhất không nên có màu”, ông Hùng khuyến cáo.
Theo Tiểu Phương - Trọng Tùng
VTC news