Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII: Cần quy định rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát trong thi hành án dân sự

Tiếp tục chương trình kỳ họp, chiều ngày 16/11, các vị ĐBQH Đoàn Thái Nguyên tham gia thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự. Đại biểu Nguyễn Văn Vượng, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên điều hành thảo luận.

Tiếp tục chương trình kỳ họp, chiều ngày 16/11, các vị ĐBQH Đoàn Thái Nguyên tham gia thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự. Đại biểu Nguyễn Văn Vượng, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên điều hành thảo luận.

Dự thảo Luật lần này bổ sung và bãi bỏ 61 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 43 điều; bổ sung 12 điều  sẽ góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giải quyết những vụ án dân sự nhanh chóng, chính xác.
Tham gia thảo luận, hầu hết các đại biểu đều cho rằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự là cần thiết, sẽ khắc phục được những  hạn chế, bất cập trong thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp. Tuy nhiên, các đại biểu cũng bày tỏ nhiều ý kiến về vai trò của Viện kiểm sát; thời hiệu giải quyết việc dân sự (Điều 159); thời hiệu khởi kiện, hội đồng định giá trong thi hành án dân sự.
Theo đại biểu Lê Thị Nga, cần quy định rõ hơn vai trò của Viện kiểm sát trong thi hành án dân sự. Cụ thể, tại phiên tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát chỉ kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, không được phát biểu quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát mới có quyền phát biểu quan điểm của mình vì khi đó đã có bản án sơ thẩm. Về hội đồng định giá và thời hiệu giải quyết dân sự, đại biểu cho rằng nên giữ nguyên như hiện hành. Tuy nhiên, cần xem xét lại thời hiệu đối với việc tuyên bố người mất tích và người mất năng lực, hành vi dân sự. Cần quy định chặt chẽ hơn về cơ chế giải quyết việc hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, hết thời hạn xem xét quyết định của hội đồng thẩm phán TAND tối cao mà phát hiện có sai sót. Đại biểu Lê Thị Nga cũng đề cập trong dự án luật không nêu về thủ tục rút gọn nhưng trong Điều 41 của Dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) lại có quy định về thủ tục rút gọn, như vậy sẽ gây khó khăn cho tòa án khi áp dụng 2 luật này vào xét xử. Vì thế, cần cân nhắc quy định thủ tục rút gọn trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự để đảm bảo sự đồng bộ.
Thu Hoài tổng hợp

Đọc thêm