Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII: Thảo luận tổ về dự án Luật lưu trữ.

    Sáng 12/11, các vị ĐBQH Đoàn Thái Nguyên tiếp tục thảo luận tổ về dự án Luật lưu trữ. Đồng chí Nguyễn Văn Vượng, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên điều hành thảo luận.

    Sáng 12/11, các vị ĐBQH Đoàn Thái Nguyên tiếp tục thảo luận tổ về dự án Luật lưu trữ. Đồng chí Nguyễn Văn Vượng, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên điều hành thảo luận.

Dự án Luật lưu trữ được ban hành nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh lưu trữ quốc gia hiện hành; điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh trong hoạt động lưu trữ; bổ sung quy định phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế. Dự thảo Luật lưu trữ trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến gồm 6 chương, 44 điều quy định chủ yếu về các nội dung: Thu thập, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ và quản lý nhà nước về lưu trữ.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII: Thảo luận tổ về dự án Luật lưu trữ. ảnh 1
 

     Tham gia thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Vượng đã lấy dẫn chứng từ thực tế của địa phương và Trung ương liên quan đến công tác lưu trữ để khẳng định vai trò quan trọng của công tác lưu trữ. Trên cơ sở đó, đại biểu đã phân tích, đóng góp ý kiến vào một số nội dung của dự thảo Luật. Về việc quản lý tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt nam, đại biểu Nguyễn Văn Vượng cho rằng việc duy trì hai hệ thống lưu trữ là lưu trữ của Đảng và lưu trữ của Nhà nước vẫn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Về tổ chức lưu trữ lịch sử, đại biểu Nguyễn Văn Vượng cho rằng chỉ tổ chức lưu trữ lịch sử tại trung ương và cấp tỉnh như trong dự thảo Luật là phù hợp với thực tế quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia hiện nay; tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ có hướng dẫn cụ thể để có hướng xử lý đối với lưu trữ lịch sử cấp huyện ở những nơi đã được thành lập. Nhất trí với dự thảo Luật về quy trình, thủ tục thu nhập, quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ; về công tác bảo quản tài liệu lưu trữ, phải quan tâm đầu tư để đảm bảo lưu trữ được lâu dài; nhất trí với quy định về việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử trong dự thảo Luật, tuy nhiên do tài liệu lưu trữ điện tử có tính chất, đặc điểm khác với tài liệu lưu trữ thông thường nên đại biểu Nguyễn Văn Vượng đề nghị trong Luật cũng cần có quy định cụ thể về chế độ quản lý, khai thác, sử dụng tài liệu để bảo đảm quản lý chặt chẽ nguồn tài liệu.
    Về việc hủy tài liệu hết giá trị lưu trữ, theo đại biểu Nguyễn Văn Vượng, tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt, có tài liệu nếu để mất đi bản gốc thì không bao giờ có lại được, nên việc xác định giá trị tài liệu phải hết sức cẩn trọng. Vì vậy, đề nghị Chính phủ có hướng dẫn cụ thể để quy định rõ hơn về thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, thành phần tham gia Hội đồng phải là những người có chuyên môn, nghiệp vụ sâu để quá trình xem xét, đánh giá được chính xác, kỹ lưỡng; đồng thời, quy định cụ thể các tiêu chí làm căn cứ cho việc phân loại, xác định giá trị tài liệu lưu trữ để có chế độ quản lý và sử dụng phù hợp.
                                Đình Hải tổng hợp

Đọc thêm