Kỳ quặc vụ kết án tù từ chứng cứ qua các cuộc điện thoại

Báo PLVN online từng đăng bài “Nhiều khuất tất từ một vụ án nhận hối lộ” phản ánh việc ngày 15/3/2010, TAND TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) đưa ra xét xử vụ án đưa và nhận hối lộ. Hai bị cáo là Nguyễn Văn Chính (nguyên tài xế lái xe cho Sở Tư pháp), Nguyễn Thị Kim Cúc (nguyên cán bộ Phòng Hành chính - Tư pháp, Sở Tư pháp Đồng T

Báo PLVN online từng đăng bài “Nhiều khuất tất từ một vụ án nhận hối lộ” phản ánh việc ngày 15/3/2010, TAND TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) đưa ra xét xử vụ án đưa và nhận hối lộ. Hai bị cáo là Nguyễn Văn Chính (nguyên tài xế lái xe cho Sở Tư pháp), Nguyễn Thị Kim Cúc (nguyên cán bộ Phòng Hành chính - Tư pháp, Sở Tư pháp Đồng Tháp).

Lời khai từ một phía

Theo tài liệu điều tra và cáo trạng, khoảng 8h30 ngày 6/5/2009, Nguyễn Văn Chính bị công an bắt quả tang khi đang nhận 1.000USD của gia đình bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (ở ấp 4, xã Ba Sao, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) để lo hồ sơ một trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài mà Sở Tư pháp Đồng Tháp đang thụ lý.

Tại cơ quan điều tra, Chính khai mình chỉ là người môi giới, nhận tiền cho Nguyễn Thị Cúc, cán bộ Phòng Hành chính - Tư pháp vì bà Cúc là người trực tiếp phỏng vấn các đối tượng liên quan đến việc kết hôn có yếu tố nước ngoài. Chính còn khai đã thực hiện trót lọt hai vụ, nhận 20 triệu đồng. Chính đã đưa cho Cúc số tiền này và Cúc trích lại 4 triệu đồng cho Chính.

c
Trong vụ án này, các cuộc trao đổi qua điện thoại được cho là chứng cứ quan trọng. Ảnh minh họa.

Chứng cứ kiểu “giời ơi”

Đối chất với Chính, Nguyễn Thị Cúc phủ nhận việc đưa, nhận tiền như trên. Tuy nhiên, kết luận điều tra của công an và cáo trạng của VKS lại khẳng định theo kiểu “cố đấm ăn xôi”: Qua lời khai của Chính, giữa Cúc và Chính thường xuyên liên hệ điện thoại với nhau về việc nhận hồ sơ và cung cấp phiếu hẹn, ngày phỏng vấn của các đương sự đều trùng khớp về mặt thời gian với danh bạ điện thoại mà cơ quan điều tra thu nhận được. Điều này khẳng định lời khai của Chính là có cơ sở, Cúc và Chính có cấu kết để nhận tiền nhằm phỏng vấn đậu hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cho các đương sự.

Thật kỳ khôi, Tòa sơ thẩm đã chấp nhận những nhận định trên và cho đây là chứng cứ có tính quyết định liên quan đến hành vi phạm tội của Cúc. Từ đó, Tòa đã tuyên phạt Cúc 9 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, buộc Cúc nộp lại 16 triệu đồng tịch thu sung vào công quỹ nhà nước. Chính bị phạt 5 năm tù cho tội “Môi giới hội lộ”. Bản án này bị các bị cáo kháng cáo.

Vụ án chưa kết thúc

Rồi thì ngày 12 và 13/7 vừa qua, TAND tỉnh Đồng Tháp cũng mở phiên xử phúc thẩm.Hồ sơ vụ án (từ kết quả điều tra, cáo trạng cho đến nội dung bản án sơ thẩm) thể hiện: Cơ sở, chứng cứ để kết tội Nguyễn Thị Kim Cúc chỉ là những lời khai của Chính và các cuộc điện thoại liên hệ giữa hai người này nhưng nội dung trao đổi qua điện thoại là gì, có liên quan đến vụ án hay không đã không được làm rõ. Từ đó, Luật sư bào chữa cho bị cáo khẳng định những chứng cứ mà các cơ quan tố tụng lấy làm cơ sở kết tội bị cáo Cúc chỉ là chứng cứ trinh sát chứ chưa phải là chứng cứ tố tụng.

Nhưng HĐXX Tòa phúc thẩm dường như không “nghe lọt” những lời bào chữa này và vẫn tuyên phạt Cúc 7 năm tù (giảm 2 năm so với án sơ thẩm) về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Chính lĩnh 2 năm tù (giảm 3 năm so với án sơ thẩm) về tội “Môi giới hối lộ”. Cái kiểu kết thúc phiên tòa này cho thấy có lẽ vụ án chưa dừng tại đây...

T.Hà
 

Đọc thêm