Lại có hệ B trong trường công!

Việc mở hệ B trong trường công không chỉ trái với Luật Giáo dục mà còn không phù hợp với thực tế tuyển sinh trong một “gia đình lớn” là nền giáo dục Việt Nam.
Việc mở hệ B trong trường công không chỉ trái với Luật Giáo dục mà còn không phù hợp với thực tế tuyển sinh trong một “gia đình lớn” là nền giáo dục Việt Nam. Nhớ ở mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010, trong khi nhiều trường đang gặp khó khăn trong việc tuyển sinh và cầu cứu Bộ GD-ĐT hạ điểm sàn thì chính bộ lại tự ý “vượt rào” khi cho 4 trường tốp trên tuyển hệ đào tạo ngoài ngân sách đến hàng ngàn chỉ tiêu. Đó là các trường: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Việc làm bất ổn này đã khiến cho dư luận phải lên tiếng phản ứng và các trường tốp dưới đang gặp khó khăn trong tuyển sinh rơi vào cảnh càng khó khăn hơn.Nặng “mùi” thương mại Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 đang bắt đầu diễn ra và  chúng ta lại thấy xuất hiện việc tuyển hệ đào tạo “theo nhu cầu xã hội” của một số trường tốp trên. Mới nghe thôi đã thấy hệ đào tạo “theo nhu cầu xã hội” mang nặng “mùi”, thương mại bởi chẳng lẽ tuyển sinh hệ đào tạo chính quy như lâu nay lại không theo nhu cầu của xã hội?
Thí sinh làm thủ tục dự thi trong kỳ tuyển sinh năm 2010 tại Trường Đại học Ngoại thương. (Ảnh: Lan Anh)
Tuyển sinh đào tạo “theo nhu cầu xã hội” thì tại sao không nên làm? Là bởi điều 48 của Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây: a/ Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. b/ Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động. c/ Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách. Chính vì căn cứ theo điều 48 của Luật Giáo dục năm 2005 mà các lớp hệ B từng tồn tại trong các trường THPT công lập đã phải giải thể hoàn toàn để tạo điều kiện cho trường THPT công lập nâng cao chất lượng, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục phổ thông. Hiện nay ở các tỉnh, TP cũng đang chuyển hoàn toàn các trường bán công mầm non, THPT sang hệ công lập...Số lượng tăng, chất lượng chưa tăng Mấy năm qua, các trường ĐH, CĐ mọc lên như nấm, đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng chất lượng tuyển sinh ở nhiều trường rất thấp, thậm chí có khoa, ngành xét tuyển đến nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 mà không có nguồn tuyển, phải giải thể. Vì thế, việc mở hệ B trong trường công không chỉ  trái với điều 48 Luật Giáo dục năm 2005 mà còn không phù hợp với thực tế tuyển sinh ĐH, CĐ do “kẻ ăn không hết người lần không ra” trong một “gia đình lớn” là nền giáo dục Việt Nam. Chưa kể Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT cũng khẳng định: “Không duy trì các cơ sở bán công, các lớp bán công trong trường công”. Vậy thì không lý do gì Bộ GD-ĐT lại “bật đèn xanh” cho việc các trường ĐH, CĐ công lập được mở hệ B hay tuyển hệ đào tạo ngoài ngân sách, dù là dưới một tên gọi khác như đào tạo “theo nhu cầu xã hội”.
Đua nhau tuyển
 
Cho đến thời điểm này, nhiều trường đã dự kiến sẽ tuyển chỉ tiêu đào tạo “theo nhu cầu xã hội”. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vẫn có 2 loại chỉ tiêu, gồm chỉ tiêu được cấp ngân sách Nhà nước và chỉ tiêu đào tạo “theo nhu cầu xã hội”.

Trong tổng chỉ tiêu kể trên, mỗi ngành đào tạo ở cơ sở phía Bắc có 50 chỉ tiêu và cơ sở phía Nam có 30 chỉ tiêu được cấp ngân sách đào tạo. Số chỉ tiêu còn lại được đào tạo “theo nhu cầu xã hội” với mức học phí theo quy định do chính học viện đề ra.

Trường ĐH Ngoại thương dự kiến tuyển 3.000 chỉ tiêu hệ chính quy và cũng sẽ xét tuyển 300 chỉ tiêu đào tạo “theo nhu cầu xã hội” với mức điểm chuẩn cận kề với mức trúng tuyển vào trường. Trường ĐH Y Hà Nội tuyển 1.000 sinh viên chính quy và cũng tuyển hệ đào tạo “theo nhu cầu xã hội”, dự kiến 200-300 chỉ tiêu.

 Theo Trần Nam Hà
Người Lao Động

Đọc thêm