"Làm lễ" trước khi chữa thương cho cụ rùa

Đề xuất của GS.TS Mai Đình Yên, Phó chủ tịch hổi Sinh thái học trước câu hỏi: Cần làm gì khi cụ rùa Hồ Gươm bị sát thương như hiện nay.
Đề xuất của GS.TS Mai Đình Yên, Phó chủ tịch hổi Sinh thái học trước câu hỏi: Cần làm gì khi cụ rùa Hồ Gươm bị sát thương như hiện nay.

Theo GS Yên, việc chữa trị cho cụ rùa không khác gì  với các "bệnh nhân động vật" ở vườn thú. Tuy nhiên do rùa Hồ Gươm liên quan tới lịch sử dân tộc Việt, đồng thời đang bị đe dọa tuyệt chủng cấp toàn cầu nên  trước khi chữa trị cần "làm lễ xin phép tổ tiên".

Tuy nhiên, cách đưa cụ Rùa lên bờ và phương pháp chữa trị vết thương vẫn chưa được thống nhất.
 
Thời gian gần đây, cụ Rùa nổi liên tục với nhiều vết thương

Theo TS Hà Đình Đức, tình trạng cụ rùa Hồ Gươm bị thương đã được ông phản ánh lên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ năm 1997. Đến 1998, ông lại có thư gửi Thủ tướng Phan Văn Khải về tình trạng này. Khi đó, theo phóng sự của VTV, dọc cổ bên phải của rùa Hồ Gươm bị sưng tấy, màu đỏ hồng như bị vết cứa chéo. Theo TS Đức, đây có thể do lưỡi câu trộm gây nên.

Đến 30/12/2010, cụ rùa lại xuất hiện với vết thương mới trên cổ, mai bị lở loét nham nhở.

Tại Hội thảo khoa học quốc tế về bảo vệ Rùa Hồ Gươm tổ chức sáng 15/2 tại Hà Nội, ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, cho biết: “Sở có thể tổ chức thảo luận kỹ hơn với các chuyên gia mới đưa ra phương án cụ thể trong thời gian tới”.

Buổi hội thảo còn có sự tham gia của các chuyên gia bảo tồn rùa nước ngoài đến từ Chương trình bảo tồn rùa châu Á thuộc vườn thú Cleveland Mỹ và công viên Ocean của Hồng Kông.
Theo Như Biển
Đất Việt

Đọc thêm