“Qua báo chí tôi mới được biết về trường hợp người mù lái xe máy này. Điều này khiến tôi vô cùng sửng sốt. Anh ta phải biết bảo vệ cho mình và những người xung quanh chứ!” – thượng tá Trần Sơn, Phó trưởng phòng hướng dẫn Luật và điều tra xử lý TNGT (Bộ Công an) trả lời PV về trường hợp anh Hậu bị mù nhưng vẫn lái xe ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Sau khi đăng tải loạt bài về trường hợp anh Lê Đình Hậu ở xóm 4, xã Quỳnh Tam, Quỳnh Lưu, Nghệ An bị mù từ nhỏ nhưng vẫn điều khiển xe máy “ngon lành” trên đường phố, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả về nhân vật này. Hầu hết mọi người đều “khuyên” anh Hậu nên…dừng lại.
Để làm rõ hơn những quy định trong luật giao thông đường bộ đối với người khiếm thị điều khiển xe máy nói chung cũng như trường hợp của anh Hậu nói riêng, phóng viên đã có cuộc trao đổi với thượng tá Trần Sơn, đại diện của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt về vấn đề này.
"Tôi có xem clip về việc anh Hậu lái xe đăng tải trên báo chí anh này cũng không thể lái xe một mình và phải có vợ ngồi sau, ít nhiều có sự quy ước nào đó giữa vợ và chồng để điều khiển xe máy, nhưng như vậy thì cũng rất nguy hiểm. Theo tôi nghĩ riêng bản thân những người mù những người khiếm thính không được điều khiển những phương tiện có thể gây tai nạn", thượng tá Sơn nói.
Sau khi đăng tải loạt bài về trường hợp anh Lê Đình Hậu ở xóm 4, xã Quỳnh Tam, Quỳnh Lưu, Nghệ An bị mù từ nhỏ nhưng vẫn điều khiển xe máy “ngon lành” trên đường phố, chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả về nhân vật này. Hầu hết mọi người đều “khuyên” anh Hậu nên…dừng lại.
Để làm rõ hơn những quy định trong luật giao thông đường bộ đối với người khiếm thị điều khiển xe máy nói chung cũng như trường hợp của anh Hậu nói riêng, phóng viên đã có cuộc trao đổi với thượng tá Trần Sơn, đại diện của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt về vấn đề này.
"Tôi có xem clip về việc anh Hậu lái xe đăng tải trên báo chí anh này cũng không thể lái xe một mình và phải có vợ ngồi sau, ít nhiều có sự quy ước nào đó giữa vợ và chồng để điều khiển xe máy, nhưng như vậy thì cũng rất nguy hiểm. Theo tôi nghĩ riêng bản thân những người mù những người khiếm thính không được điều khiển những phương tiện có thể gây tai nạn", thượng tá Sơn nói.
|
Thượng tá Trần Sơn: " Qua báo chí tôi mới được biết về trường hợp người mù lái xe này. Tôi vô cùng sửng sốt...". |
"Tôi thật sự sửng sốt khi đọc được thông tin này vì họ quá liều. Họ coi thường sự an toàn giao thông cho chính mình và coi thường an toàn giao thông cho những người xung quanh. Nhưng tôi cũng hết sức thông cảm vì những người khuyết tật cũng vẫn phải sinh sống, sinh hoạt và có nhu cầu đi lại như đối với người bình thường". Theo ông Sơn, anh Hậu nên để người vợ có bằng lái xe chở mình. Bởi, dù có sự điều khiển của vợ ở đằng sau nhưng thực tế, không phải giao thông đường bộ Việt Nam hiện nay quá phức tạp. Có những đối tượng lạng lách, đánh võng nếu khi đó anh ta không xử lý tình huống kịp thì sẽ như thế nào(!?). Đặc biệt với cơ sở hạ tầng với dày đặc những ổ trâu, ổ gà, gờ giảm tốc, những nơi đang thi công trên đường…đầy dẫy những nguy hiểm tiềm ẩn những yếu tố gây mất an toàn giao thông. Ông Sơn nêu rõ, theo Khoản 1, điều 58 Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) và khoản 2, điều 60 quy định, điều kiện của người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe theo quy định của luật GTĐB và có giấy phép lái xe (GPLX) phù hợp với lái xe được phép điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp. Như vậy những người điều khiển xe mô tô từ có dung tích động cơ từ 50 cm3 trở lên phải đủ 18 tuổi và phải làm hồ sơ để dự thi, đào tạo và sát hạch lái xe. Trong hồ sơ dự thi yêu cầu phải có giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa từ cấp quận, huyện trở lên cấp thì mới được tham gia sát hạch. Như vậy có thể thấy rõ đối với trường hợp của anh Hậu, bị mù từ khi mới 4 tuổi thì việc đủ điều kiện để có thể tham gia thi cấp bằng lái mô tô là không thể. Bộ luật dân sự cũng đã quy định xe ô tô và xe gắn máy là nguồn nguy hiểm khi tham gia giao thông, chính vì vậy khi điều khiển những loại xe này bắt buộc phải có GPLX. Muốn có GPLX thì phải có hiểu biết luật và hiểu biết hệ thống biển báo và có kỹ năng để lái xe đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Nếu người lái xe không hiểu biết luật và không đủ sức khỏe thì sẽ gây mất an toàn cho chính bản thân người lái xe mà còn gây mất an toàn cho những người khác tham gia giao thông trên đường. Ông Sơn đưa ra dẫn chứng, với những người bị khuyết tật một tay hoặc một chân thì còn có thể có những phương tiện để phù hợp với chức năng điều khiển của họ và họ cũng sẽ được học luật giao thông theo chương trình dành cho người khuyết tật. Nhưng đối với một người mù, thì về mặt sức khỏe là anh ta cũng đã không đủ điều kiện để tham gia giao thông và ở Việt Nam cũng chưa có một phương tiện kĩ thuật hiện đại nào để giúp cho người mù lái xe. Trong trường hợp này, anh Hậu đang vi phạm nghiêm trọng những quy định của luật giao thông mà hai điều đã được nêu ở trên. Anh Hậu không có GPLX và không có sức khỏe để có thể thực hiện hành vi lái xe, sẽ bị xử phạt tại điều 24 ND34CP, khoản 4 phạt tiền từ 120.000 – 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có GPLX và tạm giữ phương tiện trên 10 ngày. Ông Sơn cũng dẫn dắt, theo Khoản 2 của điều 33 Quy định, người khiếm thi khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị. Không để cho người khiếm thị đi một mình kể cả đi bộ. Thế nên người mù thì càng tuyệt đối không được điều khiển xe mô tô. "Những người thân trong gia đình hãy có trách nhiệm với người thân của mình", thượng tá Sơn nhấn mạnh. Khi được hỏi liệu đây có phải là khả năng đặc biệt của anh Hậu hay không, ông Sơn thẳng thắn: “ Tôi không nghĩ đây là một khả năng đặc biệt. Chỉ đơn thuần là sự tập luyện và có người hướng dẫn. Nó tiềm ẩn quá nhiều nguy hiểm khôn lường. Đây là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam tôi được biết và cá nhân tôi không khuyến khích điều này".
Theo Dương Lãng Hoàng
VTC news
VTC news