Lãnh đạo thời Mubarak vẫn được tranh cử

Tòa án Ai Cập hôm 14/6 đã ra phán quyết tiếp tục cho duy trì tư cách ứng cử viên vốn gây tranh cãi của ông Ahmad Chafiq, một lãnh đạo dưới thời cựu Thủ tướng Hosni Mubarak. Tuyên bố này được đưa ra hai ngày trước khi vòng hai cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tại Ai Cập, trong đó ông Ahmad Chafiq là đối thủ của ứng cử viên Mohamed Morsy của Tổ chức Anh em Hồi giáo.

Tòa án Ai Cập hôm nay (14/6) đã ra phán quyết tiếp tục cho duy trì tư cách ứng cử viên vốn gây tranh cãi của ông Ahmad Chafiq, một lãnh đạo dưới thời cựu Thủ tướng Hosni Mubarak. Tuyên bố này được đưa ra hai ngày trước khi vòng hai cuộc bầu cử tổng thống diễn ra tại Ai Cập, trong đó ông Ahmad Chafiq là đối thủ của ứng cử viên Mohamed Morsy của Tổ chức Anh em Hồi giáo.

Ông Ahmad Chafiq (giữa), ứng cử viên tổng thống Ai Cập tại Cairo. Ảnh: AFP
Ông Ahmad Chafiq (giữa), ứng cử viên tổng thống Ai Cập tại Cairo. Ảnh: AFP

Như vậy, Tòa án Hiến pháp Tối cao Ai Cập đã tuyên vô hiệu đối với đạo luật cấm những nhân vật chủ chốt dưới chính quyền của ông Mubarak được tham gia ứng cử trong các cuộc bầu cử.

Ngoài ra, Tòa án Hiến pháp Tối cao Ai Cập cũng để ngỏ khả năng bầu cử quốc hội bổ sung, bằng cách tuyên vô hiệu một số điều khoản của luật bầu cử liên quan đến 1/3 ghế của các nghị sĩ được bầu mới đây. Cuộc bỏ phiếu này đã được người Hồi giáo kiểm soát.

Đạo luật nói trên được thông qua hồi tháng 4 tại Quốc hội Ai Cập và được Hội đồng quân sự đang nắm quyền phê chuẩn, theo đó những nhân vật cao cấp nhất trong chính quyền của Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak bị cấm ra tranh cử. Tuy nhiên, ủy ban bầu cử đã quyết định đưa văn bản này ra trước Tòa án Hiến pháp Tối cao.

Ban đầu, ủy ban bầu cử đã tuyên bố sự ứng cử của ông Chafiq là vô hiệu theo quy định của đạo luật này, nhưng sau đó lại chấp nhận đơn khiếu nại của ông Chafiq và quyết định đưa vụ việc ra tòa để tòa án ra phán quyết.

Theo đạo luật nói trên, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng, chủ tịch đảng dân chủ quốc gia (NDP của ông Mubarak) hiện đã bị mất chức, tổng thư ký hay thành viên văn phòng chính trị của Mubarak bị cấm thực hiện các quyền chính trị trong vòng 10 năm.

Đạo luật này nêu rõ “việc cô lập về mặt chính trị” liên quan tới những người đã nắm giữ một trong những cương vị nói trên trong vòng 10 năm trước ngày 11/2/2011, ngày mà ông Mubarak buộc phải từ chức.

Tòa nhà của Tòa án Hiến pháp Tối cao nằm ở phía Nam Cairo đã được đặt dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của quân đội vì tính nhạy cảm của các quyết định và những thách thức trước vòng hai cuộc bầu cử tổng thống dự kiến được tổ chức vào cuối tuần này ở Ai Cập.  

T.T (Theo AFP)

Đọc thêm