Theo đó, có 13 bộ đàn đá được lắp đặt tại công viên Bến Tre (thuộc thành phố Bến Tre). Ngày 17/1, công trình sẽ hoàn thành. Mỗi bộ đàn đá dài 3,2 mét, nặng 4 tấn, chất liệu đá núi lửa, chọn lọc từ tỉnh ĐắkLắk. Để tạo ra bộ đàn đá các nghệ nhận phải thẩm âm, tạo ra âm tiết rất độc đáo và chế tác giống biểu tượng chiếc thuyền chở dừa phù hợp với ngữ cảnh của xứ dừa Bến Tre.
Riêng 13 bộ đàn đá này chất lượng âm thanh đạt tiêu chuẩn quốc tế, âm thanh giống như đàn piano nhưng là tiếng đá rất vang, rất có hồn. Sự khác biệt hơn hẳn của loại đàn này là có thể biểu diễn một mình mà âm thanh nó rất đầy vì nhờ âm thanh kết nối với nhau. Công trình này được đề nghị thiết lập kỉ lục quốc gia.
Ông Trương Đình Chiếu, nghệ nhân chế tác bộ đàn đá chia sẻ: "Riêng 13 bộ đàn đá này chất lượng âm thanh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nó giống như đàn piano, mình biểu diễn tiếng nói hay hơn đàn piano nhiều, nó là tiếng đá rất vang, rất có hồn. Nó hơn hơn hẳn các loại đàn khác vì có thể biểu diễn một mình nó mà âm thanh nó rất đầy. Vì nhờ âm thanh nó kết nối với nhau nên âm thanh nó đầy hơn các loại đàn khác.
Mong muốn của tôi là muốn bảo tồn văn hóa dân tộc Việt Nam đồng thời tạo ra không gian văn hóa cho bà con ở đây thưởng thức nghệ thuật, là địa điểm vừa chơi vừa học cho học sinh”.
|
Đàn đá đặt tại công viên Bến Tre |
Theo ông Nguyễn Văn Bàn – Giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre, đây không những là không gian vui chơi, giải trí cho nhân dân mà còn góp phần bảo tồn âm nhạc dân tộc truyền thống.
Ngoài lắp đặt bộ đàn đá tại công viên, tỉnh Bến Tre còn trang bị 16 bộ cồng chiên bằng đồng tại nhà bảo tàng Bến Tre, tổng kinh phí phục vụ cho các công trình văn hóa nghệ thuật này khoảng 4 tỷ đồng do kỷ lục gia - nghệ nhân Trương Đình Chiếu (TP Hồ Chí Minh) tài trợ.
Sau khi lắp đặt bộ đàn đá tại công viên Bến Tre, tỉnh Bến Tre sẽ lắp đặt 60 bộ đàn đá tại nhiều cơ quan, công viên, trường học để phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân và học tập của các em học sinh.