Lấy lời khai người "mù chữ" thế nào để không bị phản cung?

Đối với những trường hợp, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, một số bị can không biết chữ, nhưng khi tiến hành lấy lời khai, điều tra viên (ĐTV) không mời người chứng kiến; nếu có mời thì người chứng kiến lại là bị can, bị cáo trong vụ án khác hoặc đồng phạm trong cùng một vụ án.

Đối với những trường hợp, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, một số bị can không biết chữ, nhưng khi tiến hành lấy lời khai, điều tra viên (ĐTV) không mời người chứng kiến; nếu có mời thì người chứng kiến lại là bị can, bị cáo trong vụ án khác hoặc đồng phạm trong cùng một vụ án.

Các bị cáo nghe tuyên án trong một vụ án hình sự.
Các bị cáo nghe tuyên án trong một vụ án hình sự.

Khó kiểm chứng việc ghi lời khai bị can

Trong quá trình tiến hành tố tụng, thân phận pháp lý của bị can không biết chữ, người chứng kiến đồng thời là bị can đang bị tạm giam, quyền công dân bị hạn chế ,lẽ tự nhiên bị “lép vế” so với ĐTV là người đang thực hiện vai trò người điều tra vụ án. Điều này không tránh khỏi tình trạng khi được xét hỏi tại phiên tòa, không ít bị cáo phủ nhận lời khai nhận tội của họ tại cơ quan điều tra trước đó được ĐVT ghi chép lại và điểm chỉ ở cuối các biên bản ghi lời khai.

Có nhiều vụ án hình sự tại phiên tòa bị cáo khai mâu thuẫn với lời khai của họ tại cơ quan điều tra, họ cho rằng trước đây ở nhà tạm giữ, trạm giam họ không hề khai nhận tội. Điều 125 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS) quy định: Khi tiến hành lấy lời khai của bị can, ĐVT lập biên bản, phải đọc lại biên bản cho bị can nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản.

Làm sao đảm bảo tính chính xác khi bị can là người làm chứng?

Khi có bằng chứng xác định ĐVT không đọc lại biên bản cho bị can không biết chữ nghe, không giải thích cho họ biết quyền được bổ sung biên bản, nhưng lại ghi vào biên bản là đã báo cho bị can biết quyền được bổ sung, nhận xét về biên bản và chỉ cho họ điểm chỉ ở cuối biên bản.

Trong khi chỉ có ĐVT, bị can và bị can là người làm chứng chứng kiến có mặt trong phòng hỏi cung của nhà tạm giữ, trại tạm giam thì lấy gì bảo đảm lời khai của bị can tạm giam được ĐVT ghi chép vào biên bản trung thực, chính xác? Hoặc bị ĐVT tác động khiến bị can khó lòng trình bày lời khai trung thực, nhất là những vụ không có luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra.

Đối với bị can là người không biết chữ mặc dù có mặt của người chứng kiến khi ĐVT tiến hành ghi lời khai bị can là cần thiết; nhưng BLTTHS không quy định cụ thể về vấn đề này; các cơ quan tiến hành tố tụng cũng không hướng dẫn cụ thể đề ĐVT theo đó mà thực hiện.

Vấn đề đặt ra là: Khi lấy lời khai của người không biết chữ thì có bắt buộc phải có người chứng kiến hay không?. Do BLTTHS không cụ thể hóa nên ĐVT có thể “du di”, “linh hoạt” theo nhận thức chủ quan đối với từng vụ án. Bởi đoạn 2, khoản 3, Điều 125 BLTTHS chỉ quy định: “Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản” .

Có thể nói, điều luật không dự liệu khả năng có thể xảy ra: Trường hợp ĐVT không đọc lại biên bản, không giải thích quyền được bổ sung và nhận xét biên bản ghi lời khai cho bị can không biết chữ nghe, thì ĐVT có thể bị chế tài không? Cách thức chế tài như thế nào? Vả lại, làm sao kiểm chứng khi ghi biên bản lời khai bị can không biết chữ, ĐVT thực hiện đầy đủ chức trách theo quy định của BLTTHS?

Tạo điều kiện để bị can khai chính xác

Do vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can không biết chữ thì khi ĐVT lấy lời khai của họ nhất thiết phải có “người thứ ba” chứng kiến. Sắp tới, BLTTHS sửa đổi, bổ sung phải có quy định chặt chẽ: Các biên bản ghi lời khai của bị can không có người chứng kiến thích hợp đều không có giá trị pháp lý.

Cũng cần nói rằng, thực tế, ĐTV được giao nhiệm vụ điều tra vụ án có quyền đặt các câu hỏi cho bị can có sự chứng kiến của bị can khác (mang tính hình thức) vì người chứng kiến khó có thể yêu cầu ĐVT ghi nhận trung thực lời khai của bị can không biết chữ để bị can chứng kiến ký xác nhận. Người chứng kiến đồng thời cũng là bị can (trong cùng vụ án hoặc trong vụ án khác) bị hạn chế tự do. Trong tình huống này, thân phận của bị can bị điều tra xét hỏi và bị can là người chứng kiến đều bị hạn chế quyền tự do thân thể như nhau.

Vì thiếu cơ chế giám sát quá trình ĐTV ghi lời khai của bị can không biết chữ nên việc đánh giá lời khai của họ trong các biên bản làm việc với ĐTV có mức độ tin cậy ra sao khó mà xác định được khách quan. Các quy định bất hợp lý tồn tại trong BLTTHS cần kịp thời sửa đổi, nhằm tạo điều kiện để bị can khai báo chính xác mà họ đã thực hiện.

Pháp luật đòi hỏi quá trình điều tra phải làm rõ sự thật vụ án một cách khách quan đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các biên bản ghi lời khai bị can không biết chữ mà không có chữ ký của người chứng kiến có đầy đủ năng lực hành vi có được xác định là vi phạm thủ tục tố tụng một cách nghiêm trọng? Về lâu dài cơ quan lập pháp với chức năng quyền hạn luật định cần kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm nâng uy tín của một Nhà nước pháp quyền.

LS.Trần Công Ly Tao - Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư  TP.HCM

Đọc thêm